Những loại kiểm tra sức khỏe mà mọi phụ nữ đều cần
Khám sức khoẻ và kiểm tra y tế định kỳ là chìa khóa để ngăn ngừa tử vong sớm hoặc thậm chí là những điều trị đắt tiền.
Các triệu chứng càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng có thể bắt đầu sớm và thường đi kèm với đó là kết quả lâu dài và chất lượng sống tốt hơn.
Đúng là việc hẹn khám thường khá phức tạp và tốn thời gian, và cũng có thể không mấy dễ chịu. Nhưng điều đó không có nghĩa là nên tránh. Dưới đây là 19 loại khám xét mà bạn nên có trên lịch.
Xét nghiệm phết cổ tử cung (Pap Smear) và khám phần phụ
Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên hẹn khám với bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra cổ tử cung và xét nghiệm Pap. Tùy thuộc vào độ tuổi và kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên khám lại hàng năm, hai năm hoặc ba năm một lần.
Chụp nhũ ảnh
Phụ nữ ở độ tuổi hai mươi nên được khám lâm sàng vú vài năm một lần (bổ sung cho việc tự kiểm tra vú hàng tháng). Ở tuổi 40 hoặc 50, tùy theo khuyến cáo của bác sĩ, phụ nữ nên chụp nhũ ảnh lần đầu. Sau đó, nên chụp nhũ ảnh, theo khuyến cáo của bác sĩ, hàng năm hoặc hai năm một lần để sàng lọc các dấu hiệu ung thư vú sớm.
Khám nha khoa
Tìm một bác sĩ nha khoa tốt qua lời khuyên của bnaj bè và đi kiểm tra hai lần mỗi năm, giống như bạn sẽ làm cho con của mình, hoặc như bạn vẫn làm khi còn nhỏ. Hãy điều trị bất cứ thứ gì mà bảo hiểm có chi trả, và luôn giữ sức khỏe răng miệng thật tốt.
Khám thị lực
Chúng tôi dành rất nhiều thời gian cho các màn hình, lớn và nhỏ, và thị lực của chúng ta sẽ trả giá cho tất cả. Các lần khám thị lực định kỳ hàng năm là một phần cơ bản trong việc chăm sóc sức khoẻ tổng thể.
Bạn sẽ không chỉ biết lý do tại sao thường xuyên bị nhức đầu, mà còn có thể được sàng lọc cơ bản về sức khoẻ của võng mạc, cơ hội phát hiện sớm bệnh glô-côm và cũng có thể nhận được nhiều thông tin hơn mong muốn về những tác hại của màn hình và sự cần thiết phải ngăn chặn ánh sáng gây tổn thương mắt mà chúng phát ra.
Khám da liễu
Cho dù làn da như thế nào, bạn cũng nên kiểm tra da ở nhà thường xuyên và đánh dấu mọi nốt ruồi đáng ngờ, những vết hoặc nốt trên với bác sĩ da liễu (họ sẽ không cười nếu không có chuyện gì). Bạn cũng muốn kiểm tra với bác sĩ da liễu nếu thấy mình bị rụng tóc đột ngột. Đó có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khoẻ lớn hơn.
Khám bàn chân
Nhiều năm kiêu hãnh trên đôi giày cao gót khi còn trẻ có thể để lại một phiên bản cũ kém hoàn hảo của bàn chân. Thai nghén, tăng cân ở tuổi trung niêm và các yếu tố khác cũng góp phần làm thay đổi hình dạng bàn chân của chúng ta.
Định kỳ đi khám bác sĩ chuyên về bàn chân có thể giúp phát hiện những vấn đề tiềm ẩn. Họ có thể cung cấp các liệu pháp (và những lời khuyên) để làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tàn phế ở bàn chân. Họ cũng sẽ cho bạn biết vết bầm bên dưới móng chân của bạn là gì? Nó thực ra là một loại nấm (và cách điều trị nó).
Khám sức khỏe
Bất kể ở độ tuổi nào, phụ nữ cũng nên khám sức khoẻ định kỳ ở bác sĩ. Các cuộc hẹn ban đầu sẽ là điểm xuất phát cho sức khoẻ – huyết áp, chiều cao và cân nặng, các bệnh trước đây, mối lo ngại hiện nay – và có thể là bước đầu tiên trong việc điều trị hoặc làm sáng tỏ những triệu chứng mà nếu không sẽ không được chú ý trong những lần khám sức khỏe trong tương lai. Khi đã đến tuổi 20, bạn nên khám sức khỏe mỗi năm một lần.
Xét nghiệm máu
Máu nói lên rất nhiều điều về sức khoẻ và có thể chỉ ra những dấu hiệu của bất thường về về sức khoẻ. Xét nghiệm máu định kỳ giúp theo dõi các yếu tố nguy cơ tim mạch, lượng đường trong máu, chức năng gan và thận, sức khỏe của hệ miễn dịch và cân bằng hoóc-môn. Xét nghiệm máu cũng cho phép bác sĩ biết về lượng sắt, liệu bạn có bị mất cân bằng điện giải và số hồng cầu hay không.
Kiểm tra thính giác
Thính giác giảm sút dần theo tuổi, và đối với một số người, điều đó xảy ra sớm hơn họ nghĩ. Hãy loại trừ nguyên nhân tiềm tàng khác gây giảm thính giác bằng cách đi khám định kỳ. Phát hiện sớm có thể làm chậm tiến trình và giảm sự thất vọng mà bạn gặp phải khi không còn có khả năng nghe thấy người khác thì thầm trong phòng.
Xét nghiệm mật độ xương
Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên nên đi kiểm tra mật độ xương định kỳ. Phụ nữ trẻ tuổi có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào cho loãng xương, như khung xương nhỏ hoặc thường xuyên bị gãy xương, nên nói chuyện với bác sĩ về xét nghiệm này.
Khám tiêu hóa
Nếu bạn trên 50 tuổi, bạn cần hẹn khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để kiểm tra sức khoẻ đại tràng (dưới hình thức nội soi đại tràng). Tuy không mấy thoải mái những điều này có thể giúp cứu sống bạn. Cũng nên gặp bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề gì với hoạt động của ruột, phân có màu sẫm đáng ngờ, chảy máu trực tràng, hoặc thậm chí ợ nóng và trào ngược a-xít, Họ đã nhìn thấy tất cả, vì vậy đừng ngại.
Khám Tai mũi họng
Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề thường xuyên nào trong tai, mũi hoặc họng – hoặc nếu bạn bị ù tai hay chóng mặt – hãy đi khám tai mũi họng. Nhiễm trùng tai ở người lớn có thể nghiêm trọng và cần được chẩn đoán và điều trị nhanh.
Khám bác sĩ tâm lý hoặc chuyên viên trị liệu gia đình
Cuộc sống biến động, các mối quan hệ gặp khó khăn và đôi khi chúng ta biết có gì đó không ổn nhưng lại không biết chính xác đó là gì. Trong những thời điểm như vậy, cho dù không đến mức khủng hoảng, thì việc nói chuyện với người có chuyên môn cũng sẽ hữu ích và lành mạnh. Chuyên gia trị liệu, bác sĩ y khoa hoặc chuyên viên trị liệu gia đình có giấy phép có thể giúp phân loại các vấn đề, đề xuất các liệu pháp và thực hành hướng dẫn thay đổi hành động hoặc suy nghĩ của bạn.
Khám dị ứng
Các bệnh dị ứng theo mùa rất phổ biến, nhưng nếu bạn bị viêm xoang thường xuyên, khó thở hoặc hắt hơi, ngạt mũi và ngứa quá nhiều thì đã đến lúc đi gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Những rối loạn thường gặp ở bụng, cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh dị ứng cần được chẩn đoán.
Chuyên viên tư vấn nghề nghiệp
Phụ nữ, cũng như nam giới, nhận được những lợi ích to lớn từ công việc, thậm chí hơn nhiêu so với số tiền kiếm được. Nhưng khi chúng ta vấp phải những lực cản vô hình, thì việc tìm đến một chuyên viên tư vấn nghề nghiệp có thể là cách tuyệt vời để tìm ra hướng đi tiếp theo, hoặc liệu có nên ở lại. Giống như các bác sĩ hiểu các triệu chứng thể chất liên quan đến vấn đề sức khoẻ lớn hơn như thế nào, các chuyên viên tư vấn nghề nghiệp sẽ nhìn ra những kỹ năng chưa được sử dụng và biết những công việc lớn hơn nơi bạn có thể áp dụng chúng.
Kiểm tra giấc ngủ
Giấc ngủ của chúng ta cần thay đổi theo tuổi tác, nhưng đôi khi cuộc sống (cùng với hoóc-môn và trạng thái tinh thần) sẽ không thích ứng với những thay đổi này. Nếu bạn gặp vấn đề với giấc ngủ đêm, thường xuyên thức giấc hoặc dậy quá sớm, hoặc không thể ngủ được vào ban đêm, hãy tìm đến bác sĩ chuyên về giấc ngủ. Bạn có thể phải qua một đêm tại phòng khám, nhưng họ sẽ có thể cho bạn biết liệu vấn đề của bạn với giấc ngủ là do thể chất, tinh thần hay cả hai.
Khám di truyền
Những phụ nữ lớn tuổi nghĩ rằng mình đã có thai nhưng lo lắng về sức khoẻ của mình hoặc của đứa con nên đi gặp chuyên viên tư vấn về di truyền. Thường thì các bác sĩ chuyên về sinh sản hoặc phòng khám sản phụ khoa, các chuyên gia được đào tạo này sẽ giải thích các con số và giúp bạn hiểu về kết quả của những test sàng lọc khác nhau mà bạn sẽ được làm nếu có thai.
Huấn luyện viên thể dục
Chúng ta đều biết tập thể dục là tốt, cả về tinh thần và thể chất. Một huấn luyện viên thể dục có thể giúp bạn tìm ra kiểu tập mà bạn thích và một chế độ tập mang lại những thay đổi mà bạn muốn. Nhận lời khuyên từ bạn bè, tìm một huấn luyện viên có bằng cấp và nói rõ bạn muốn gì: tăng cơ, giảm cân, sức chịu đựng hoặc mềm dẻo hơn. Gặp gỡ họ thường xuyên cho đến khi bạn đã hình thành nếp tập luyện và sau đó kiểm tra theo định kỳ để làm cho chế độ tập trở nên thú vị hơn hoặc cao cấp hơn.
Khám dinh dưỡng
Thực phẩm là thuốc, nhưng chỉ khi bạn ăn đúng loại. Đôi khi thật khó để biết được cái gì là tốt và không tốt. Một bác sĩ dinh dưỡng được đào tạo sẽ biết chất dinh dưỡng nào là cần thiết và nơi nào tốt nhất để lấy chúng. Hãy nhận lời khuyên từ bạn bè, quyết định nơi bạn nghĩ rằng cần thay đổi và bắt đầu ăn theo cách của bạn để có sức khỏe tốt.
Hình dáng cơ thể tiết lộ nhiều bí mật về sức khỏe
Theo các bác sĩ, hình dáng cơ thể sẽ nói lên nhiều điều về tình hình sức khỏe hiện tại của bạn và lý giải việc vì sao bạn rất khó giảm cân.
Ăn cơm ngay tại bàn làm việc gây hại thế nào cho sức khỏe?
Ăn cơm tại bàn làm việc, ngồi vắt chéo chân, dùng bình đựng nước nhựa….là những thói quen về lâu dài có hại cho sức khỏe.
7 thực phẩm không tốt cho sức khỏe như bạn nghĩ
Một vài đồ ăn có vẻ an toàn bởi vì chúng có thành phần tốt và đang được ưa chuộng, nhưng chưa hẳn tốt cho sức khoẻ.
Uống bia với lạc gây hại sức khỏe?
Đôi khi chúng ta vô tình kết hợp một số loại thực phẩm cùng nhau có thể gây những phản ứng không tốt cho sức khoẻ.
6 nguy cơ đối với sức khỏe con trẻ cha mẹ hay bỏ qua
Có những việc làm các bậc làm cha mẹ tưởng là tốt cho con nhưng lại gây tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Thực phẩm tăng cường sức khỏe cho ‘cậu nhỏ’, giảm rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương là một trong những chứng bệnh sinh lý thường gặp ở nam giới. Phái mạnh hoàn toàn có thể tăng cường sức khỏe, lấy lại phong độ cho ‘cậu nhỏ’ bằng một số loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
(Theo Dân trí/Theo Health)
Comments are closed.