– Trẻ sinh ra khỏe mạnh, nhưng chỉ sau vài ngày tuổi thậm chí sau vài bữa bú mẹ bỗng nhiên hôn mê, tử vong. Có gia đình sinh lần thứ ba vẫn không thể giữ được con sau 5 ngày bé chào đời…
Nguyên nhân chính là do rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (RLCHBS).
Chị Nguyễn Xuân Yến (Hà Nội) chia sẻ câu chuyện xảy ra với con thứ hai của mình. Hai mẹ con chị đã cùng nhau “ra vào viện như cơm bữa” suốt hơn 3 năm nay.
Con chị sinh ra hơn 3kg, mạnh khỏe. Tuy nhiên, từ tháng thứ 8 bắt đầu có biểu hiện khó dung nạp thức ăn. Chị Yến đã nghĩ con có thể bị dạ dày hoặc trào ngược thực quản.
Mẹ con chị đã đi rất nhiều bệnh viện thăm khám chữa trị nhưng bệnh tình ngày một trầm trọng hơn. Con chị thường xuyên phải nằm ở khoa tiêu hóa, khoa gan mật cả tháng trời. Đến tháng 14, con chị được chẩn đoán mắc chứng rối loạn chuyển hóa chu trình urea – thuộc nhóm bệnh cấp cứu về RLCH.
Hiện bé đã được 4 tuổi, trải qua quá trình điều trị, vẫn có thời gian bé phải vào viện nhưng đã giảm nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Trao đổi với báo chí trong buổi báo cáo những kết quả từ dự án “Nâng cao nhận thức về chẩn đoán, sàng lọc và điều trị bệnh RLCHBS”, PGS.TS Lê Thanh Hải – giám đốc bệnh viện Nhi TƯ – cho biết, RLCHBS là nhóm bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh di truyền hiếm gặp, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời trẻ sẽ tử vong hoặc di chứng tinh thần vĩnh viễn, tàn tật.
Theo bác sĩ Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết – Chuyển hoá – Di truyền, bệnh viện Nhi TƯ cho biết, RLCHBS là nhóm bệnh di truyền do tổn thương gen đặc hiệu dẫn tới tắc nghẽn con đường chuyển hóa cần thiết của cơ thể.
Bệnh có 3 nhóm chính, gồm rối loạn chuyển hóa đường, đạm và chất béo. Từ 3 nhóm này phát sinh hơn 1.000 bệnh khác nhau. Khi còn trong bụng mẹ, các chất dinh dưỡng mà trẻ tiếp nhận được cơ thể mẹ chuyển hóa giúp. Đến khi chào đời và bú sữa, các chất này khi đi vào cơ thể trẻ mang bệnh sẽ không được chuyển hóa mà ứ lại.
Ở thể nặng, bệnh khiến trẻ tử vong ngay sau sinh. Thể nhẹ, có thể gây tổn thương một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể, dẫn đến kém phát triển tâm thần và vận động.
Giờ vàng sàng lọc sơ sinh, sớm phát hiện bệnh
Bác sĩ Vũ Chí Dũng cho biết, bệnh rất khó xác định, do thường bị nhầm lẫn với nhiều loại bệnh thông thường như suy hô hấp, nhiễm trùng, tiêu chảy cấp…
Theo ông, các triệu chứng cần phải lưu ý với bệnh RLCHBS là trẻ bị hạ đường huyết, thở nhanh, giảm trương lực cơ, co giật, hôn mê… “Nguyên tắc điều trị chung là hạn chế chất dinh dưỡng mà cơ thể khiếm khuyết về mặt chuyển hóa; bổ sung chất cơ thể bị thiếu; loại bỏ chất mà trẻ mắc bệnh sẽ gây độc ở trẻ; cung cấp enzym thiếu hụt – có thể phức tạp như ghép tạng, ghép tế bào gốc hay đơn giản là bổ sung vitamin như B1, B2, B12…”, bác sĩ Dũng cho biết.
Đối với trẻ sơ sinh bị bệnh, trẻ sẽ phải dùng các loại sữa được điều chế riêng. Đối với trẻ lớn, chế độ ăn của trẻ phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
Trưởng khoa Nội tiết – Chuyển hoá – Di truyền, bệnh viện Nhi TƯ khuyến cáo, điều cần làm với cha mẹ trong việc phát hiện sớm bệnh cho con là sàng lọc sơ sinh.
“Cần sàng lọc sơ sinh ở thời điểm trẻ sinh ra 48-72h. Bằng một giọt máu thấm khô có thể sàng lọc sơ sinh trên 50 bệnh RLCHBS cùng một lúc. Đây là cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh ở trẻ khi chưa có biểu hiện bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, phòng tử vong cũng như di chứng về thần kinh, tàn tật”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Thêm hy vọng cho trẻ rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
Nhờ triển khai dự án “Nâng cao nhận thức về sàng lọc, chẩn đoán rối loạn
chuyển hóa bẩm sinh”, đã có hơn 100 trẻ mắc bệnh lý này được điều trị,
giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh từ 50% xuống 7% hiện nay.
Bà bầu dính thủy đậu, bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh
“Bạn đang có thai, chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu, và bạn có phơi nhiễm với
bệnh… thì thai nhi của bạn có thể có nguy cơ dị tật bẩm sinh. Đi khám bác sĩ
ngay, không được chậm trễ
Nguy hiểm khôn lường bệnh lõm ngực bẩm sinh ở trẻ nhỏ
Khi trẻ bị lõm ngực, tim sẽ bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường, làm thiếu hụt khối lượng máu tuần hoàn và ảnh hưởng tới nhịp tim.
Cứu sống bệnh nhi mắc nhiều dị tật tim bẩm sinh nặng
Bé Chang Connor Ting Yu (2 tháng tuổi) là một trong ca dị tật tim
mạch phức tạp và nhỏ tuổi nhất được tiếp nhận điều trị tại bệnh viện
Vinmec Central Park (TP.HCM) và đã được phẫu thuật thành công.
Trả lại nụ cười cho người không răng bẩm sinh
Quá trình phục hồi răng cho các bệnh nhân không răng bẩm sinh gặp nhiều bất lợi vì bệnh nhân không có xương hàm để lưu giữ và nâng đỡ hàm giả. Đã có bác sĩ Việt phẫu thuật cấy ghép răng thành công cho những trường hợp này.
Thái An