Categories
Sức khoẻ

Thời điểm vàng cứu người bị đuối nước

Hàng năm cứ vào hè lại có rất nhiều trường hợp đuối nước khi đi tắm biển, tắm hồ rất thương tâm. Khi bị đuối nước, nếu bệnh nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp sẽ có khả năng được cứu sống, nếu ngược lại thì khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng nề.

Bé trai bị ngưng tim, đuối nước khi đập đầu vào hồ bơi
Sai lầm chết người khi cứu đuối nước thế này 

Vì vậy, biết cách xử trí cấp cứu cho nạn nhân bị đuối nước là điều vô cùng quan trọng.

Đuối nước và thời điểm vàng sơ cứu

Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Đây là một tai nạn hay gặp, xảy ra trong khi bơi, đi thuyền và trong các hoạt động dưới nước. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra tại nhà như trong bồn nước, chum vại, rãnh nước,… Khi bị ngạt nước, nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm lại do phản xạ.

Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu ôxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Nếu ngừng thở tiếp tục kéo dài trong khoảng từ 20 giây đến 2 – 5 phút (tùy thuộc từng nạn nhân) thì đạt đến ngưỡng và nhịp thở lại xuất hiện khiến cho nước bị hít vào gây co thắt thanh quản tức thì, xuất hiện cơn ngừng thở lần 2, sau đó là các nhịp thở bắt buộc khiến cho nước, dị vật bị hít vào phổi. Hậu quả là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong.

Để cứu sống nạn nhân ngạt nước phải ngăn chặn kịp thời các tiến trình trên, tốt nhất là ngay từ khi có cơn ngừng thở đầu tiên tức là trong vòng 1- 4 phút đầu tiên khi bị chìm trong nước, đồng thời xử lý tốt các chấn thương kèm theo (đặc biệt là chấn thương đầu cổ và cột sống).

Nguyên tắc cấp cứu là tại chỗ

Nguyên tắc này cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho nạn nhân. Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:

Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước, ném cho nạn nhân một cái phao, một khúc gỗ, hoặc một sợi dây để giúp họ lên bờ. Không nên nhảy xuống nước nếu không biết bơi, hoặc không được huấn luyện cách đưa người đuối nước còn tỉnh lên bờ. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.

Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi). Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu.

Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ. Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.

Nếu chỉ có một người tiến hành sơ cấp cứu, thì ấn tim ngoài lồng ngực 15 – 30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng ngực với chu kỳ 15 – 30 lần ấn tim, 2 lần hà hơi thổi ngạt. Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Cảnh giác phù phổi cấp sau khi đuối nước

Sau sơ cứu ban đầu người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước, hay còn được gọi là “chết đuối trên cạn” hay không.

Một người đã hít phải nước thì có thể có các dấu hiệu của phù phổi cấp như: Khó thở, đau ngực hoặc ho; thay đổi đột ngột hành vi, người mệt mỏi,… những dấu hiệu này không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ mà bình thường chúng có thể khó chịu. Nếu để lâu, nguy cơ tử vong sẽ cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Những sai lầm cần tránh

Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì thứ nhất, nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Thứ 2 là khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.

Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu ôxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.

Hà Nội: Bé 5 tuổi đuối nước thương tâm khi theo mẹ đi đăng ký học bơi

Bé trai 5 tuổi nhảy xuống bể bơi trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân (Hà Nội), trong khi mẹ trao đổi với thầy để học bơi và khi phát hiện sự việc đã quá muộn.

Trẻ tử vong khi ăn rau câu, đuối nước ngay trong nhà

Khi trẻ chẳng may gặp tai nạn như đuối nước, hóc dị vật, muốn cứu trẻ thì yếu tố quyết định đầu tiên là cách sơ cứu của người nhà, chứ không phải là bác sĩ hay cơ sở y tế.

Các bước sơ cứu nhanh người bị đuối nước

Việc sơ cấp cứu ban đầu đúng cách cũng là điều quan trọng để cứu sống người bị đuối nước, tránh để lại di chứng về sau.

Hà Nội: Bé gái 8 tuổi chết đuối trong bồn tắm tại nhà

Đang tắm dở cho con gái, ông bố có việc chạy ra ngoài, đến khi quay lại đã thấy con nằm bất tỉnh trong nhà tắm.

Chồng trẻ chết đuối, vợ mang bầu nguy kịch khi tắm biển

Hai vợ chồng mới cưới cùng nhau xuống tắm biển ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), vợ bị đuối nước chồng lao đến cứu thì tử vong.

Hà Nội: Đôi nam nữ nắm tay nhau chết đuối dưới hồ

Thi thể đôi nam nữ chết đuối được tìm thấy sáng nay tại đập Đồng Đò, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Theo  Sức khỏe và Đời sống


Categories
Sức khoẻ

Sai lầm chết người khi cứu đuối nước thế này

– Ngay khi vớt được nạn nhân đuối nước, nhiều người vác ngược nạn nhân lên vai rồi chạy để nước trào ra. Đây là cách sơ cứu hết sức sai lầm, khiến bệnh nhân mất cơ hội sống.

CLIP HƯỚNG DẪN SƠ CỨU ĐUỐI NƯỚC:

Play

Vừa qua, vụ đuối nước tại thôn Sở Hạ (xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội) đã cướp đi sinh mạng 5 người, trong đó có 2 người lớn nhảy xuống cứu khiến dư luận không khỏi lo lắng về kỹ năng cứu người đuối nước trong cộng đồng.

Quy tắc 30-2

TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai nhấn mạnh, ngay khi đưa được nạn nhân đuối nước lên bờ phải lập tức kiểm tra hơi thở. Nếu còn thở, phải đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn, theo dõi sát nhịp thở, gọi cấp cứu.

Còn lại, hầu hết các trường hợp đuối nước được đưa lên bờ đều ngừng thở. Khi đó ngay lập tức phải thực hiện quy trình hồi sinh tim phổi cho nạn nhân.

Bắt đầu bằng việc mở miệng nạn nhân xem bên trong có dị vật như rau, bùn đất, răng giả hay không, nếu có phải moi hết ra. Sau đó nâng cằm, mở miệng nạn nhân, bóp mũi, thổi ngạt liên tục 5 lần rồi tiến hành ép tim ngoài lồng ngực 30 lần.

Tốc độ ép 100 lần/phút, sau 30 cái lại quay sang thổi ngạt 2 lần. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có cứu hộ đến.

Ép tim lồng ngực đúng kỹ thuật phải dùng 2 tay đan vào nhau, để lên 1/3 dưới của xương ức hoặc giữa xương ức. Tay ép chạm vuông góc với thành ngực, dùng lực toàn thân chứ không riêng 2 cánh tay, đảm bảo độ lún phải đạt 5cm.

Nếu nạn nhân hồi tỉnh, phải tìm cách ủ ấm vì có nguy cơ hạ thân nhiệt, có thể làm tim ngừng đập.

Không vác ngược

TS Chính cho biết, việc cộng đồng truyền miệng vác ngược/cầm chân dốc ngược nạn nhân đuối nước rồi chạy để nước chảy ra là cách sơ cứu hết sức sai lầm.

“Việc dốc ngược nạn nhân không mang lại giá trị, thậm chí làm mất cơ hội sống của bệnh nhân vì sau khi chạy, quay lại ép tim thì đã quá muộn. Nguyên tắc của cấp cứu đuối nước luôn phải thực hiện hồi sinh tim phổi”, TS Chính nhấn mạnh.

Nếu để phổi bị tổn thương, nạn nhân sẽ dễ tiến triển hội chứng suy hô hấp trên, oxy trong máu sụt giảm, trơ không hồi phục nên kể cả được điều trị vẫn có thể tử vong.

TS Chính khuyến cáo, để cứu người đuối nước, bắt buộc phải biết bơi. Nhưng ngay cả khi biết bơi, nếu nước quá sâu, có xoáy cũng không nên nhảy xuống mà phải hô hoán, tìm các phương tiện hỗ trợ có sẵn trên bờ như dây, que hoặc móc để kéo nạn nhân lên.

Trường hợp nhảy xuống, phải tiếp cận nạn nhân từ phía sau bằng cách túm áo, tóc rồi bơi dìu nạn nhân lên, tránh tiếp cận từ phía trước, có nguy cơ nạn nhân hoảng loạn, ôm chầm lấy người cứu khiến cả 2 đều bị chìm.

Cách phát hiện ao hồ có khí độc

TS Chính cho hay, trong vụ 5 người đuối nước tại Thường Tín, nhiều người nghĩ đến ngộ độc khí độc.

Hiện nay, khí độc trong ao hồ chủ yếu do tự nhiên sinh ra, hay gặp nhất là H2N hoặc nitrat, nitrit sinh ra từ các sản phẩm amoniac do cá đào thải vào ao hoặc bởi thực vật trong quá trình chuyển hoá.

“Những khí này có thể khiến cá ngạt thở chết, người bơi vào đó cũng có thể ngạt thở, đuối nước”, TS Chính chia sẻ.

Để phát hiện khí độc tại ao, hồ có thể quan sát. Nếu cá ngoi lên mặt nước để thở là thiếu dưỡng khí. Hoặc những ao, hồ có mùi hôi thì hết sức cẩn thận. Nếu ao đục, bẩn, nhiều tảo chứng tỏ dưỡng khí kém, không nên bơi lội.

“Với những nạn nhân bị đuối nước, nước ở ao hồ càng bẩn thì tiên lượng càng xấu. Do nước bẩn sẽ làm nang phổi bệnh nhân bị tổn thương nặng hơn”, TS Chính phân tích.


Hà Nội: 4 người chết đuối tại ao làng

Ba học sinh rủ nhau xuống ao gần nhà để tắm và bị đuối nước. Hai người đàn ông xuống cứu cũng gặp nạn khiến 4 người tử vong.

Vụ đuối nước ở Hà Nội: Nạn nhân thứ 5 tử vong

Nguyễn Bảo Hưng (13 tuổi), nạn nhân thứ 5 trong vụ đuối nước tại xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội đã tử vong tại bệnh viện sau nhiều ngày điều trị.

Vụ 4 người chết ở ao làng: Vợ nghĩ chồng đưa cháu đi cấp cứu

Hàng trăm người dân lần lượt đến viếng, đưa tang 4 nạn nhân bị đuối nước thương tâm xảy ra cách đây gần 1 ngày.

Đưa 3 trẻ đi cấp cứu mới phát hiện còn 2 người dưới ao

Thấy 3 em nhỏ bị đuối nước, 2 người đàn ông nhảy xuống cứu nhưng bất thành khiến cả 4 người cùng tử vong, chỉ 1 người may mắn sống sót.

Thúy Hạnh