Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt…
Rau muống còn có tên khác là bìm bìm nước, được trồng trong các ao hồ, ruộng nước, những nơi đất ẩm. Có hai loại: rau muống nước và rau muống cạn. Thân rỗng, dày, có nhiều đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá màu lục, hình đầu mũi tên. Hoa màu trắng hay hồng tím, ống hoa màu tím nhạt, hình cái phễu. Quả hình cầu, hạt có lông, màu hung.
Trong rau muống có chứa 92% nước, các chất protit, gluxit, xenlulozơ, tro, can xi, photpho, sắt, caroten, vitamin, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2… và nhiều chất nhầy. Ngoài công dụng là thực phẩm giải nhiệt trong mùa nóng, rau muống còn có tác dụng chữa một số bệnh thông thường.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,… Cách sử dụng như sau:
Thanh nhiệt, giải độc, phòng chống say nắng, say nóng: Dùng nước ép rau muống với chút muối hoặc nước rau muống luộc cho thêm ít chanh hoặc muối uống sẽ cảm thấy dễ chịu, tiêu khát nhanh chóng. Có thể dùng thường xuyên trong mùa hè.
Giải độc (say sắn nhẹ): Lấy rau muống một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt (khoảng 150ml) uống. Hoặc lấy 100g rau muống, rửa sạch, cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống Nếu sau khi uống mà không đỡ phải đến cơ sở y tế cấp cứu ngay.
Đau dạ dày với triệu chứng nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g, tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói sẽ đỡ các triệu chứng trên.
Trẻ nóng nhiệt ra nhiều mồ hôi: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Nhuận tràng: Dùng rau muống luộc, xào, hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, có thể dùng thường xuyên.
Chữa dị ứng, rôm sảy, mẩn ngứa: Rau muống tươi một nắm to, rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.
Lưu ý: Những trường hợp bị suy nhược nặng, hư hàn không nên ăn nhiều rau muống. Người có vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình lành, ăn nhiều rau muống có thể làm sẹo lồi xấu. Không dùng nếu đang uống một số loại thuốc Đông y theo chỉ định của thầy thuốc.
5 mẹo tự chữa dị ứng hiệu quả tại nhà
Một vài mẹo đơn giản có thể giúp bạn chống lại tình trạng dị ứng theo mùa, với các triệu chứng đặc trưng như hắt xì hơi, chảy nước mắt hay ngứa cổ.
Mẹ có bầu ăn gì để con không bị dị ứng?
Các nhà nghiên cứu Trường Y khoa Mount Sinai Icahn-Mỹ rút ra kết luận: những đứa trẻ có mẹ ăn đủ vitamin D trong thời gian mang thai sẽ có
ít nguy cơ mắc một số bệnh dị ứng.
Đau đớn 30 năm vì dị ứng tinh dịch chồng
Sau mỗi lần quan hệ tình dục, người phụ nữ Anh phải trải qua những
cảm giác đau đớn khủng khiếp vài giờ sau đó do chứng dị ứng tinh dịch
hiếm gặp.
Đối phó với dị ứng mắt trong mùa xuân
Tiết trời xuân, độ ẩm cao khiến sức đề kháng giảm,
virus, nấm mốc dễ dàng sinh sôi nảy nở cũng chính là thời điểm mắt có
thể gặp các triệu chứng dị ứng như ngứa mắt, đỏ mắt, xốn mắt, chảy nước
mắt.
20% dân số Việt Nam mắc các bệnh dị ứng, mề đay
– Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường gia tăng, dân cư đông đúc, … làm những tác nhân gây dị ứng gia tăng. Tại VN hiện có khoảng 20% dân số mắc các bệnh dị ứng
(Theo Sức khỏe và Đời sống)