Categories
Sức khoẻ

Vệ sinh lưỡi mỗi lần đánh răng, nha sĩ trả lời rất thuyết phục

Giống như hàm răng, chiếc lưỡi cũng là mục tiêu tấn công của các loại vi khuẩn, mặc dù nó không đối mặt với nguy cơ bị sâu.

Chúng ta thường có thói quen đánh răng và xỉa răng 2 lần/ngày nhưng thật ra điều này cũng chưa đủ để răng miệng khỏe. Bởi mọi người thường quên rằng chiếc lưỡi đầy vi khuẩn còn chưa được làm sạch.

Các nha sĩ khuyên rằng để có một hơi thở thơm tho, không có mùi và hàm răng khỏe, vệ sinh lưỡi cũng rất quan trọng.

Lưỡi chứa nhiều vi khuẩn

Cà phê làm cho bề mặt lưỡi biến thành màu nâu, rượu vang đỏ khiến cho bề mặt lưỡi có màu đỏ. Sự thật là giống như hàm răng, chiếc lưỡi cũng là mục tiêu tấn công của các loại vi khuẩn, mặc dù nó không đối mặt với nguy cơ bị sâu.

“Vi khuẩn sẽ tích lũy nhiều ở các khu vực của lưỡi giữa vị giác và cấu trúc lưỡi. Bề mặt lưỡi không trơn tru, có những khe nhỏ và độ cao thấp lên xuống, vi khuẩn sẽ luôn ẩn nấp trong những khu vực này cho đến khi được loại bỏ”, bác sĩ phẫu thuật răng John D. Kling tại Virginia (Mỹ) nói. 

Hậu quả khi không vệ sinh lưỡi sạch

– Chứng hôi miệng

– Mất vị giác

– Bệnh nha chu

– Nhiễm nấm men

Súc miệng không hiệu quả

Lưỡi có một màng sinh học, hoặc một nhóm các vi sinh vật dính vào nhau trên bề mặt của lưỡi. Nếu bạn chỉ uống nước hoặc sử dụng nước súc miệng, chiếc lưỡi của bạn sẽ không được làm sạch cũng như có khả năng loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại.

“Rất khó để tiêu diệt các vi khuẩn ở màng sinh học vì nước súc miệng được sử dụng chỉ phá hủy được các tế bào ngoài của màng sinh học còn các tế bào bên dưới bề mặt vẫn phát triển mạnh”, bác sĩ Kling giải thích.

Những con vi khuẩn này có thể dẫn đến hôi miệng và thậm chí gây hại cho răng. Do đó, rất cần thiết để loại bỏ chúng bằng cách đánh răng hoặc làm sạch.

Cách vệ sinh lưỡi

Bác sĩ Kling nói rằng bạn nên đánh lưỡi mỗi khi bạn đánh răng. Việc này rất đơn giản: Dùng bàn chải đánh răng để chà lưỡi bằng cách chải qua lại từ bên này sang bên kia, sau đó súc miệng bằng nước. Cần cẩn thận không để bàn chải làm trầy bề mặt lưỡi.

Chải lưỡi có thể không cần dùng kem đánh răng nhưng nếu có thì sẽ tốt hơn, vì nó đem lại cảm giác thoải mái và làm sạch hiệu quả hơn.

Một số người thích sử dụng cạo lưỡi, vốn được bày bán rộng rãi trong các hiệu thuốc. Nhưng theo Hiệp hội nha khoa Mỹ, không có bằng chứng cho thấy dùng vật gì khác để vệ sinh lưỡi tốt hơn so với bàn chải.

Bạn nên đánh lưỡi ít nhất mỗi ngày 1 lần. Nếu siêng năng hơn, bạn cần làm sạch lưỡi vào buổi sáng, tối và sau những bữa ăn.

Vệ sinh lưỡi thường xuyên nhưng sao hơi thở vẫn có mùi hôi?

Rõ ràng, thói quen vệ sinh lưỡi sẽ đánh bay hơi thở có mùi hôi. Nhưng nếu tình trạng này vẫn diễn ra, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến nha sĩ để kiểm tra. Bạn có thể mắc bệnh nghiêm trọng hơn.

Hơi thở hôi có thể do sâu răng, nhiễm trùng ở miệng, mũi, xoang, hoặc cổ họng, thuốc men, và thậm chí cả ung thư hay tiểu đường.

Nhiều người đang đánh răng sai cách

Răng ê buốt đôi khi bị bỏ qua, dẫn đến các biến chứng vỡ răng, viêm tuỷ răng. Một trong những nguyên nhân đó là do đánh răng sai cách.

Thói quen giết cơ thể khi dùng bàn chải đánh răng sai cách

Bàn chải là công cụ để duy trì vệ sinh răng miệng, nhưng nếu không dùng đúng cách, đây là nơi vi khuẩn phát triển và gây hại cho sức khỏe của bạn.

Phòng ngừa ung thư lưỡi từ trái nho, lá trà xanh, lá đu đủ

Một số bài thuốc từ dân gian có thể hỗ trợ phòng ngừa, điều trị ung thư lưỡi mà có thể bạn chưa biết. Những bài thuốc này được biết đến với nguyên liệu từ trái nho, lá đu đủ, lá trà xanh, tỏi…

Làm thế nào để nhận biết bệnh ung thư lưỡi?

Ung thư lưỡi là bệnh xảy ra ở lưỡi khi xuất hiện những mảng trắng nổi cục, có cảm giác khó chịu khi nuốt, không cảm nhận được vị như thường ngày…

Từ vết loét nhỏ đến… ung thư lưỡi

Phần lớn bệnh nhân bị ung thư khoang miệng đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn do nhầm tưởng những dấu hiệu của căn bệnh này với nhiệt miệng thông thường.

(Theo Trí thức trẻ)


Categories
Sức khoẻ

Nhiều người đang đánh răng sai cách

Răng ê buốt hay còn gọi là nhạy cảm ngà là bệnh phố biến về răng miệng nhưng đôi khi còn bị bỏ qua, dẫn đến các biến chứng vỡ răng, viêm tuỷ răng. Một trong những nguyên nhân đó là do đánh răng sai cách.

Vỡ răng vì ê buốt

Chị Nguyễn Thị Hà, 32 tuổi, trú tại Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội đến Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương khám để bọc răng vì răng vỡ.

Chị Hà kể, chị bị ê buốt răng từ lâu nên chị không uống nước lạnh hay ăn kem. Chị cứ nghĩ do đẻ xong không kiêng nên gây ê buốt răng, buộc phải sống chung với nó. Cách đây hai hôm, chị đang ăn vô tình cắn phải sạn khiến răng ê đau và buốt đến tận óc.

Ban đầu, chị tưởng do cắn phải sạn nó gây tổn thương răng nên ở nhà chờ đợi, cố chịu đau. Đến khi cơn ê buốt lâu không khỏi chị mới đến Bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ khám cho chị bằng mắt thường chưa thấy răng vỡ nhưng khi chụp Xquang lên phát hiện chân răng chị bị nứt.

Bác sĩ cho biết, chị Hà không thể bảo tồn răng mà phải nhổ do vết nứt quá sâu, xuống cả chân răng. Bình thường, chị Hà chỉ đi lấy cao răng khi thấy có mảng bám trên răng nhưng chị chưa bao giờ đi khám dù răng hay bị ê buốt.

TS Bác sĩ Phạm Thanh Hà – PGĐ Trung tâm Chỉ đạo Tuyến – Trưởng khoa điều trị Nội nha – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương chia sẻ, anh gặp rất nhiều trường hợp bị răng ê buốt và không được chăm sóc điều trị dứt điểm dẫn đến những vết nứt răng âm thầm tiến triển và gặp một tác nhân là vết nứt có thể làm vỡ răng đột ngột.

Đa số bệnh nhân đều sống chung với răng ê buốt, chưa có thói quen đi kiểm tra “sức khoẻ” cho răng. Họ chỉ tìm đến bác sĩ khi các tổn thương như gãy răng, sâu răng, viêm quanh răng, viêm tuỷ răng.

Theo TS Hà, ê buốt răng hay còn gọi là nhạy cảm ngà, quá cảm ngà. Đây là khi tổ chức men răng, xi răng bị phá huỷ, răng bộc lộ tổ chức ngà gây ra nhạy cảm ngà.

Biểu hiện của bệnh này còn có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi bề ngoài ngà răng lộ ra màu sẫm, men răng không còn bóng.

Do đánh răng sai

Các yếu tố nguy cơ gây lộ ngà răng như: vỡ và rạn nứt răng do chấn thương, mòn răng do nghiến răng, sử dụng thức ăn cứng trong thời gian dài, trên bệnh nhân mất răng từng phần không làm phục hình, ăn nhiều thực phẩm chứa axit, sâu răng…

Một trong những nguyên nhân hay gặp nhất là do chải răng không đúng cách dẫn đến tụt lợi và xuất hiện tổn thương mất men tại cổ răng. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường bị tổn thương trên nhiều răng với các mức độ nặng nhẹ khác nhau ở cả hai hàm.

Bác sĩ Hà nhấn mạnh, đa số mọi người dùng bàn chải kéo đi kéo lại theo chiều ngang vô tình gây hại cho răng làm mòn răng nhanh, gây nhạy cảm ngà, tụt lợi. Nguyên tắc chính đánh răng là chải theo chiều dọc, lên xuống, đặt bàn chải và xoay tròn. Còn biện pháp kéo ngang phải hạn chế tối đa, tránh hỏng răng.

Khi xác định bệnh nhạy cảm ngà, TS Hà cho biết, bác sĩ phải chẩn đoán phân biệt bệnh khác như răng sâu, răng nứt, tổn thương viêm quanh răng… Bác sĩ phải xem từng nguyên nhân để điều trị. Một số trường hợp ê buốt cho trám lại trong trị sâu răng.

Để điều trị ê buốt răng, TS Hà cho biết việc đầu tiên loại bỏ nguyên nhân gây nhạy cảm ngà, răng mòn. Cần tránh ăn cứng nhiều quá, hay đánh răng bằng bàn chải quá cứng.

Nếu không điều trị triệt để, ê buốt lâu sẽ khiến răng sẽ không thể chịu đựng và có thể gây hại tuỷ răng, gây chết tuỷ, hoại tử tuỷ, áp xe khiến răng rất đau. Chính vì thế, bác sĩ Hà cho rằng không chỉ với các bộ phận khác mà với răng, khi có triệu chứng bất thường, cần phải điều trị ngay.

 

Đau răng thoáng qua, hóa ra hoại tủy

Nhiều người có triệu chứng đau nhức răng thoáng qua và coi thường nó. Đến khi bệnh nặng, đau nhiều quá, lúc này viêm tuỷ răng đã dẫn tới hoại tuỷ.

Mất mạng vì mọc răng khôn

Ngày càng nhiều người Việt Nam gặp rắc rối về răng khôn, thậm chí có trường hợp tử vong vì chủ quan để răng mọc tự do.

Thói quen giết cơ thể khi dùng bàn chải đánh răng sai cách

Bàn chải là công cụ để duy trì vệ sinh răng miệng, nhưng nếu không dùng đúng cách, đây là nơi vi khuẩn phát triển và gây hại cho sức khỏe của bạn.

‘Thủ phạm’ khiến răng xỉn màu

Nguồn nước sinh hoạt hàng ngày là một trong những“thủ phạm” thường xuyên gây ra tình trạng răng xỉn màu, ố vàng chứ không chỉ do thói quen hút thuốc hay vệ sinh răng miệng không kỹ càng.

(Theo Infonet)