Giống như hàm răng, chiếc lưỡi cũng là mục tiêu tấn công của các loại vi khuẩn, mặc dù nó không đối mặt với nguy cơ bị sâu.
Chúng ta thường có thói quen đánh răng và xỉa răng 2 lần/ngày nhưng thật ra điều này cũng chưa đủ để răng miệng khỏe. Bởi mọi người thường quên rằng chiếc lưỡi đầy vi khuẩn còn chưa được làm sạch.
Các nha sĩ khuyên rằng để có một hơi thở thơm tho, không có mùi và hàm răng khỏe, vệ sinh lưỡi cũng rất quan trọng.
Lưỡi chứa nhiều vi khuẩn
Cà phê làm cho bề mặt lưỡi biến thành màu nâu, rượu vang đỏ khiến cho bề mặt lưỡi có màu đỏ. Sự thật là giống như hàm răng, chiếc lưỡi cũng là mục tiêu tấn công của các loại vi khuẩn, mặc dù nó không đối mặt với nguy cơ bị sâu.
“Vi khuẩn sẽ tích lũy nhiều ở các khu vực của lưỡi giữa vị giác và cấu trúc lưỡi. Bề mặt lưỡi không trơn tru, có những khe nhỏ và độ cao thấp lên xuống, vi khuẩn sẽ luôn ẩn nấp trong những khu vực này cho đến khi được loại bỏ”, bác sĩ phẫu thuật răng John D. Kling tại Virginia (Mỹ) nói.
Hậu quả khi không vệ sinh lưỡi sạch
– Chứng hôi miệng
– Mất vị giác
– Bệnh nha chu
– Nhiễm nấm men
Súc miệng không hiệu quả
Lưỡi có một màng sinh học, hoặc một nhóm các vi sinh vật dính vào nhau trên bề mặt của lưỡi. Nếu bạn chỉ uống nước hoặc sử dụng nước súc miệng, chiếc lưỡi của bạn sẽ không được làm sạch cũng như có khả năng loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại.
“Rất khó để tiêu diệt các vi khuẩn ở màng sinh học vì nước súc miệng được sử dụng chỉ phá hủy được các tế bào ngoài của màng sinh học còn các tế bào bên dưới bề mặt vẫn phát triển mạnh”, bác sĩ Kling giải thích.
Những con vi khuẩn này có thể dẫn đến hôi miệng và thậm chí gây hại cho răng. Do đó, rất cần thiết để loại bỏ chúng bằng cách đánh răng hoặc làm sạch.
Cách vệ sinh lưỡi
Bác sĩ Kling nói rằng bạn nên đánh lưỡi mỗi khi bạn đánh răng. Việc này rất đơn giản: Dùng bàn chải đánh răng để chà lưỡi bằng cách chải qua lại từ bên này sang bên kia, sau đó súc miệng bằng nước. Cần cẩn thận không để bàn chải làm trầy bề mặt lưỡi.
Chải lưỡi có thể không cần dùng kem đánh răng nhưng nếu có thì sẽ tốt hơn, vì nó đem lại cảm giác thoải mái và làm sạch hiệu quả hơn.
Một số người thích sử dụng cạo lưỡi, vốn được bày bán rộng rãi trong các hiệu thuốc. Nhưng theo Hiệp hội nha khoa Mỹ, không có bằng chứng cho thấy dùng vật gì khác để vệ sinh lưỡi tốt hơn so với bàn chải.
Bạn nên đánh lưỡi ít nhất mỗi ngày 1 lần. Nếu siêng năng hơn, bạn cần làm sạch lưỡi vào buổi sáng, tối và sau những bữa ăn.
Vệ sinh lưỡi thường xuyên nhưng sao hơi thở vẫn có mùi hôi?
Rõ ràng, thói quen vệ sinh lưỡi sẽ đánh bay hơi thở có mùi hôi. Nhưng nếu tình trạng này vẫn diễn ra, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến nha sĩ để kiểm tra. Bạn có thể mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Hơi thở hôi có thể do sâu răng, nhiễm trùng ở miệng, mũi, xoang, hoặc cổ họng, thuốc men, và thậm chí cả ung thư hay tiểu đường.
Nhiều người đang đánh răng sai cách
Răng ê buốt đôi khi bị bỏ qua, dẫn đến các biến chứng vỡ răng, viêm tuỷ răng. Một trong những nguyên nhân đó là do đánh răng sai cách.
Thói quen giết cơ thể khi dùng bàn chải đánh răng sai cách
Bàn chải là công cụ để duy trì vệ sinh răng miệng, nhưng nếu không dùng đúng cách, đây là nơi vi khuẩn phát triển và gây hại cho sức khỏe của bạn.
Phòng ngừa ung thư lưỡi từ trái nho, lá trà xanh, lá đu đủ
Một số bài thuốc từ dân gian có thể hỗ trợ phòng ngừa, điều trị ung thư lưỡi mà có thể bạn chưa biết. Những bài thuốc này được biết đến với nguyên liệu từ trái nho, lá đu đủ, lá trà xanh, tỏi…
Làm thế nào để nhận biết bệnh ung thư lưỡi?
Ung thư lưỡi là bệnh xảy ra ở lưỡi khi xuất hiện những mảng trắng nổi cục, có cảm giác khó chịu khi nuốt, không cảm nhận được vị như thường ngày…
Từ vết loét nhỏ đến… ung thư lưỡi
Phần lớn bệnh nhân bị ung thư khoang miệng đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn do nhầm tưởng những dấu hiệu của căn bệnh này với nhiệt miệng thông thường.
(Theo Trí thức trẻ)