Thời tiết thay đổi nhanh, nắng nóng gay gắt sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe cho người dân. Hãy từ bỏ các thói quen sau khi đi ngoài trời nắng về dưới đây để không bị ảnh hưởng xấu gây hại sức khỏe.

Uống nước lạnh

Khi đi ngoài trời nắng nóng về, hầu hết chúng ta đều muốn ngay lập tức uống một ly nước mát lạnh để giải khát và xua tan các nóng bức. Nạp đồ uống, đồ ăn ướp lạnh ngay khi có thể còn đang nóng nực sẽ khiến dạ dày và ruột co thắt, có thể dẫn đến đau bụng cấp tính.

Ngoài ra, thói quen dùng đồ lạnh thường xuyên vào mùa nóng có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn, viêm họng, nặng hơn có thể gây cảm, ốm, sốt kéo dài, viêm phổi…

Tắm, rửa mặt ngay khi vừa đi nắng về

Khi đi nắng về, cơ thể đang nóng, mồ hôi nhễ nhại khó chịu, tắm ngay sẽ cho bạn cảm giác mát mẻ, sảng khoái. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp sẽ gây ra đau đầu. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra có thể dẫn đến chứng đau đầu mãn tính.

Lúc cơ thể bạn có đầy mồ hôi, lỗ chân lông đã giãn nở to, nếu dội nước lạnh ngay sẽ khiến cơ thể nhiễm lạnh đột ngột, dễ dẫn đến cảm lạnh, sốt cao, đau đầu… thậm chí có thể gây tai biến, đột quỵ.

Vì thế, bạn nên bình tĩnh nghỉ ngơi ít phút, dùng khăn khô thấm mồ hôi, sau đó mới rửa chân, tay trước tiên. Khi thân nhiệt hơi dịu mới rửa mặt, tắm để cơ thể có thời gian thích nghi dần, tránh làm tổn hại đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Ngồi quá gần quạt

Thói quen để quạt thốc thẳng vào người không chỉ khiến bạn dễ bị cảm lạnh mà còn tới sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng da được quạt mát và vùng da quạt không tới. Đó cũng có thể là nguyên nhân của sự mất cân bằng hệ bài tiết, rối loạn hệ tuần hoàn, đau đầu, chóng mặt…

Bạn nên ngồi cách quạt 1 – 3m để không khí mát bao quanh cơ thể và giữ an toàn hơn cho sức khỏe.

Chỉnh nhiệt độ điều hòa quá thấp

Trời nắng nóng, một căn phòng có điều hòa mát mẻ là nơi tránh nóng lý tưởng. Nhưng bạn cần chút ý cách điều chỉnh nhiệt độ điều hòa để không gây hại cho sức khỏe.

Vừa đi ngoài trời nắng nóng về lại vào trong phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp có thể khiến mồ hôi không thể bốc hơi mà ngấm ngược trở lại cơ thể, dễ gây cảm lạnh, mất cân bằng nhiệt gây choáng váng, thậm chí đột quỵ.

Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức độ vừa phải, thấp hơn nhiệt độ ngoài trời khoảng 5 – 10 độ C là tốt nhất. Tránh ra vào phòng điều hòa nhiều lần khiến cơ thể không thích nghi kịp với sự chênh lệch nhiệt độ.

5 loại nước giải nhiệt hè, đốt mỡ nhanh chóng

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để giảm cân, trở lại dáng đẹp trong những bộ bikini quyến rũ. Hãy sử dụng các loại nước giải khát giúp đốt nhanh chất béo.

Mùa hè khát cháy, đừng bỏ qua tác dụng giải nhiệt tuyệt vời của quả sấu

Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, quả sấu được rất nhiều người ưa chuộng. Mùa hè – mùa của quả, sấu có thể sử dụng sâu theo nhiều cách khác nhau.

Thực phẩm giải nhiệt mùa nắng nóng

Thời tiết nóng bức khiến ai nấy đều cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Một vài giải pháp trong ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp bạn giải nhiệt cho cơ thể.

Nóng bức – làm gì để giải nhiệt cho gan?

Mùa hè, thời tiết nóng bức, cơ thể con người sinh nhiệt khiến nhiều người dễ bị nổi mụn, da khô, nứt nẻ, căn nguyên do chức năng gan suy giảm.

Giải nhiệt bằng nước đậu đen: Một tuần nên dùng mấy lần?

Theo Đông y, các loại đậu này có tác dụng giải nhiệt, giải độc và hỗ trợ chữa bệnh nếu biết kết hợp. Tuy nhiên, để có được hiệu quả phải sử dụng đúng cách.

Nhập viện vì uống nước rau má giải nhiệt ngày nóng

Rau má có công dụng giải nhiệt nên được nhiều người lựa chọn sử dụng làm nước giải nhiệt, nhất là trong những ngày nắng nóng, nếu uống nhiều sẽ gây lạnh bụng, tiêu chảy.

Dừa giải nhiệt, trị say nắng nóng

Dừa là cây trồng phổ biến ở miền Nam và miền Trung nước ta. Nước dừa giải khát bổ dưỡng trong ngày hè.

(Theo Infonet)