Bạn luôn muốn phần dưới cơ thể được sạch sẽ và đã thử với thuốc, dung dịch vệ sinh. Nhưng theo một nghiên cứu mới của Đại học Guelph (Canada), việc sử dụng dung dịch vệ sinh không hoàn toàn cần thiết.

Viêm âm đạo có thể dẫn tới ung thư âm hộ hay không
Viêm âm đạo không chỉ do… mất vệ sinh
Giúp các nàng đối phó chứng khô âm đạo

Các loại sản phẩm vệ sinh phụ nữ này có thể gây hại nhiều hơn là lợi.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát gần 1.500 phụ nữ Canada về thói quen vệ sinh phần phụ. Hơn 95% người trong số này sử dụng ít nhất một sản phẩm – chẳng hạn như kem dưỡng ẩm, kem chống ngứa, chất tẩy rửa, thuốc xịt và bột…

Kết quả, những người này có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe âm đạo, như nhiễm trùng gấp 3 lần người khác.

Những phụ nữ sử dụng chất khử trùng gel có khả năng bị nhiễm nấm men gấp 8 lần và khả năng nhiễm khuẩn nhiều gấp 20 lần. Những người dựa vào chất bôi trơn hoặc chất giữ ẩm cũng gặp nguy cơ nhiễm trùng nấm men.

Chưa rõ là những người tham gia khảo sát dùng các sản phẩm vệ sinh để giải quyết các vấn đề xảy ra với âm đạo của họ hay đơn giản là giữ cho chúng có mùi thơm quyến rũ. Nhưng dù bằng cách nào, vẫn còn một mối liên quan mạnh mẽ giữa việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh với việc kích ứng hoặc nhiễm trùng.

Vậy cách tốt nhất để làm sạch âm đạo của bạn là gì?

Hóa ra bạn không cần phải làm bất cứ điều gì. Âm đạo của bạn thực sự không cần tất cả sản phẩm vệ sinh để giúp cho mọi thứ suôn sẻ, Alyssa Dweck, bác sĩ phụ khoa giải thích.

“Âm đạo có cơ chế tự làm sạch một cách tự nhiên, có khả năng giữ cân bằng tự nhiên giữa nấm men và vi khuẩn”, Dweck nói.

Về cơ bản, khi bạn bắt đầu sử dụng sản phẩm vệ sinh, bạn sẽ gây bất lợi cho các vi khuẩn tốt giúp chống lại nhiễm trùng. 

Điều đó có nghĩa, trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần rửa sạch xung quanh phần ngoài âm đạo bằng nước ấm, tránh bất kỳ sự chà xát mạnh nào. Nếu không thể thiếu xà phòng, hãy sử dụng một sản phẩm không mùi nhẹ nhàng.

Khi âm đạo không mùi hôi, ngứa, đỏ, hoặc tiết nhiều dịch thì nghĩa là mọi thứ đều tốt.

Nhưng nếu ‘cô bé’ có mùi thì sao?

Điều quan trọng cần lưu ý là những thói quen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mùi, tiết dịch âm đạo, ngứa, kích thích và nhiễm trùng.

Theo tiến sĩ Dweck, ví dụ, liên tục mặc quần áo bó sát, hoặc quần lót không đủ chỗ thở cho âm đạo.

Quan hệ tình dục với nhiều đối tác không có bao cao su cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây ngứa và mùi khó chịu. Nếu bạn dễ bị nhiễm nấm men thì việc sử dụng chất bôi trơn có chứa glycerin cũng có thể gây ra vấn đề.

Một số phụ nữ nếu thường mang đồ ẩm ướt hoặc quần áo đẫm mồ hôi sau khi tập thể dục cũng dễ bị viêm nhiễm.

Tiến sĩ Dweck cho rằng, nếu bị nhiễm trùng thì việc điều trị bằng kháng sinh hoặc kháng nấm là cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Bỏ trăm triệu lên đời ‘cô bé’ mong giữ chồng, kiếm người yêu

Càng ngày, các chị em càng mạnh dạn tìm nhiều cách để “tân trang cô bé” với mong muốn được mơn mởn, gợi cảm như “gái còn trinh”.

Thẩm mỹ ‘cô bé’, chuyện vợ chồng rơi xuống vực thẳm

Mặc cảm vì “cô bé” xấu xí, chị Nga đã âm thầm đến thẩm mỹ viện tư nhân để phẫu thuật. Hậu quả, chị Nga không còn cảm giác khi ân ái.

Để ‘cô bé’ luôn khỏe mạnh

Là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể nhưng việc chăm sóc sức khỏe cho “cô bé” lại thường không được chú ý đúng mức.

5 lý do khiến ‘cô bé’ bị khô hạn

“Cô bé” không có đủ độ ướt át cần thiết đủ để quá trình xâm nhập diễn ra trơn tru là một trong những rắc rối phòng the phổ biến của phái nữ.

Khử mùi “cô bé”

Có rất nhiều giải pháp để khử mùi cho “cô bé”. Sau đây là những gợi ý đơn giản nhưng an toàn mà bạn có thể áp dụng thử.

Thái An (Theo Womenshealth)