Categories
Sức khoẻ

Thanh niên cũng dễ đột quỵ chỉ vì thứ này

Một nghiên cứu mới cho thấy, đàn ông trẻ tuổi hút thuốc có nhiều khả năng bị đột quỵ trước tuổi 50 so với những người bạn đồng lứa tránh thuốc lá.

Nhiều 9X đột quỵ: Chớ chủ quan nếu đau đầu dai dẳng
5 quy tắc phòng tránh đột quỵ ai cũng cần biết
5 cách sơ cứu người tiểu đường bị đột quỵ tại nhà

Hút thuốc từ lâu được cho là có liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi. Với nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã kiểm tra dữ liệu trên 615 người bị đột quỵ trước tuổi 50 và so sánh thói quen hút thuốc của họ với nhóm đối chứng gồm 530 người không có tiền sử đột quỵ.

Kết quả cho thấy, những người hút thuốc có khả năng bị đột quỵ cao hơn 88% so với những người không bao giờ hút thuốc.

Những người hút thuốc lá ít hơn 11 điếu/ngày có khả năng bị đột quỵ cao hơn 46% so với người không hút. Những người hút 2 bao/ngày có khả năng bị đột quỵ cao gấp 5 lần.

“Điều này rất đơn giản, càng hút thuốc, bạn càng dễ bị đột quỵ”, tác giả nghiên cứu Janina Markidan thuộc Đại học Maryland (Mỹ) cho biết.

“Hút thuốc gây viêm trong mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, do đó làm tăng nguy cơ đột quỵ”, Markidan nói. “Giảm số lượng thuốc lá hút có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, nhưng bỏ thuốc vẫn là lựa chọn tốt nhất”.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học tập trung vào những gì được gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ – xảy ra khi cục máu đông chặn động mạch mang máu đến não.

Hầu hết đàn ông đã trải qua đột quỵ trong nghiên cứu ở độ tuổi từ 35-49 tuổi.

Tuy nhiên, nghiên cứu còn thiếu dữ liệu về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ như uống rượu hoặc lười tập thể dục.

Mặc dù vậy, kết quả cho thấy mối liên hệ giữa hút thuốc và đột quỵ xảy ra ở người lớn tuổi cũng tương tự như với người trẻ tuổi. Allan Hackshaw, nhà nghiên cứu tại Đại học London ở Anh cho biết: “Nghiên cứu cho thấy hút thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng ngay cả ở nhóm trẻ tuổi. Nhiều người bị bệnh này có thể chịu hậu quả lâu dài và khuyết tật thể chất ở độ tuổi đang làm việc cũng như vận động”.

5 cách sơ cứu người tiểu đường bị đột quỵ tại nhà

Các gia đình có người thân bị đái tháo đường nắm vững các dấu hiệu sớm phát hiện đột quỵ và 1 số kỹ năng sơ cứu cơ bản là vô cùng cần thiết.

Dấu hiệu đột quỵ cực nguy hiểm ai cũng bỏ qua

Trước khi bị đột quỵ, hầu hết các nạn nhân đều có chung biểu hiện nhưng vì thoáng qua nên không ai để ý, tới khi phát bệnh thì đã muộn.

Sai lầm chết người khi sử dụng an cung điều trị đột quỵ

Không phải tất cả các bệnh nhân đột quỵ đều có thể dùng an cung. Nếu bệnh nhân bị vỡ mạch máu não mà uống vào sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị đột quỵ

Với hầu hết người trẻ tuổi, bị đột quỵ có vẻ là điều không thể. Và đây là suy nghĩ tai hại bởi đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.

Thứ quà đồng quê chống đột quỵ, ung thư

Chỉ một nắm hạt (lạc, hạnh nhân, hạt điều…) có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư và chết sớm.

Thái An (Theo Reuters)


Categories
Sức khoẻ

Tránh đột quỵ bằng cách đơn giản ai cũng làm được

– BS tim mạch khuyến cáo, đột quỵ hoàn toàn có thể ngăn ngừa khi kiểm soát tốt tăng huyết áp đúng, đủ và lâu dài.

Đột quỵ chết nhiều hơn ung thư

Theo Tổ chức Y tế thế giới, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 sau các bệnh lý về tim mạch và ung thư, nhưng đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật ở người trưởng thành.

Báo cáo của Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) năm 2016 cho thấy, mỗi năm thế giới có 17 triệu ca đột quỵ, trong đó 6 triệu trường hợp tử vong, 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật trong thời gian dài, thậm chí vĩnh viễn.

Tại Việt Nam, số liệu tổng hợp từ các BV có khoa thần kinh trên cả nước trong 3 năm gần đây cho thấy, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng, từ 1,7% lên 2,5%, trong đó tỉ lệ nam giới gấp 4 lần nữ. Đặc biệt, độ tuổi bị đột quỵ đang dần trẻ hoá, từ 40 – 45 tuổi so với trước đây là 50 – 60 tuổi.

Có khoảng 200.000 ca đột quỵ/năm (con số này tại Mỹ khoảng 74.000 ca), 50% trong số đó tử vong, cao hơn số 94.000 ca chết vì ung thư mỗi năm.

Có tới 90% bệnh nhân đột quỵ sống sót phải gánh chịu các di chứng nặng nề như liệt toàn thân, liệt nửa người, bại não, biến chứng tâm lý, tâm thần…

Ths.BS Hoàng Thị Phú Bằng, Viện Tim mạch quốc gia (BV Bạch Mai) cho biết, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch, 8/10 bệnh nhân đột quỵ lần đầu đều mắc tăng huyết áp.

Thậm chí, nghiên cứu tại BV Đà Nẵng với 754 bệnh nhân đột quỵ (76% trên 53 tuổi) còn chỉ ra 95% bệnh nhân đột quỵ có kèm tăng huyết áp. Trong số đó 48,5% bệnh nhân đột quỵ do xuất huyết và 51% bệnh nhân trong số này tử vong sau 28 ngày điều trị; 43,5% bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu và 20% tử vong. 8% còn lại không xác định được nguyên nhân.

Thay đổi lối sống 

GS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch VN cho biết, năm 2000, Việt Nam mới có khoảng 16% người lớn bị tăng huyết áp, năm 2009 tăng lên 25% và đến năm 2016, số liệu điều tra tại 8 tỉnh cho thấy, con số này đã vọt lên trên 47%, tương đương gần 21 triệu bệnh nhân.

Mỗi năm, số người tử vong vì tăng huyết áp mỗi năm cao hơn 10 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.

Một người được xác định tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140/90mmHg. Việc điều trị đảm bảo huyết áp mục tiêu 140/90mmHg sẽ giúp giảm các biến cố tim mạch, đặc biệt giảm đáng kể tỉ lệ tử vong liên quan đột quỵ não.

Tuy nhiên có tới gần 40% trường hợp huyết áp cao không được kiểm soát. Trong khi đó, tỉ lệ khống chế tăng huyết áp đạt mục tiêu có xu hướng giảm. Năm 2009, tỉ lệ khống chế ở mức trên 36%, đến 2015 giảm còn 31,3%.

Theo BS Phú Bằng, các nghiên cứu đã chỉ ra, cứ giảm mỗi 2mmHg huyết áp sẽ giúp giảm 10% tử vong do đột quỵ. Nếu đưa được về huyết áp tối ưu 120/80 mmHg, sẽ phòng ngừa được biến chứng đột quỵ ở hầu hết các trường hợp.

“Giải pháp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả nhất là kiểm soát tăng huyết áp đúng, đủ và lâu dài”, BS Bằng nhấn mạnh.

Để điều trị tăng huyết áp, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo y lệnh của BS chuyên khoa, có chỉ định uống thuốc theo đơn cụ thể. Huyết áp cao là bệnh phải điều trị lâu dài, thậm chí điều trị suốt đời. Nhiều bệnh nhân rất sai lầm khi dùng thuốc thấy huyết áp giảm là ngưng điều trị, điều này rất nguy hiểm.

Song song đó cần thay đổi lối sống: Giảm cân, giảm muối (dưới 5g muối/ngày), giảm mỡ bảo hoà, giảm lượng calorie trong chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, uống rượu ở mức cho phép, bổ sung đủ canxi, kali, magie, chất xơ, ngừng hút thuốc lá.

“Thay đổi lối sống đã được chứng minh có hiệu quả giúp giảm huyết áp từ 10 – 20 mmHg, tương đương với một thuốc điều trị hạ áp”, BS Bằng khuyến cáo.

Cách đơn giản cứu người đột quỵ tại nhà

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) có thể nhận biết qua những dấu hiệu cảnh báo trước. 

Ngồi điều hòa, ăn cơm hộp dễ đột tử

Stress, lười vận động, ăn uống thiếu kiểm soát khiến dân văn phòng dễ bị “kẻ giết người số một” tấn công.

Hàng triệu người tử vong vì ‘kẻ giết người thầm lặng’

Trong vòng 7 năm, số bệnh nhân mắc căn bệnh này đã tăng lên gần gấp đôi, số lượng người tử vong mỗi năm cao gấp 10 lần tai nạn giao thông.

Tự uống thuốc cao huyết áp, mất mạng như chơi

Bệnh nhân cao huyết áp tự ý dùng lại các đơn thuốc cũ hoặc tự uống thuốc khi huyết áp tăng có nguy cơ bị suy hô hấp, ngạt thở, tăng nhịp tim… dễ tử vong.

Có nên sơ cứu đột quỵ bằng châm cứu, bấm huyệt?

Châm cứu, bấm huyệt cấp cứu trong các trường hợp tai biến mạch máu não là hết sức cần thiết, đặc biệt khi chưa thể đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế. 

Thúy Hạnh