Dữ liệu tại bang Oregon (Mỹ) năm 2012 cho thấy, tỉ lệ tử vong khi sinh con tại nhà cao gấp 7 lần sinh tại bệnh viện.
Ở nhiều nước phát triển, các trường hợp sinh tại nhà thường chiếm dưới 2% tổng số trẻ sinh ra, do xác định sinh nở tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong trường hợp khẩn cấp, đứa trẻ hoặc cả mẹ có thể tử vong.
Tuy nhiên một số nước như Hà Lan, Cananda là một ngoại lệ, trong đó tỉ lệ sinh tại nhà tại Hà Lan lên tới 16%.
Tuy nhiên tại Canada, hoạt động sinh tại nhà được kiểm soát hết sức chặt chẽ. Tất cả những nữ hộ sinh đỡ đẻ tại nhà là những nữ hộ sinh được đào tạo tốt nhất trên thế giới, vượt trên cả tiêu chuẩn do liên đoàn Nữ hộ sinh quốc tế quy định, gồm bằng đại học về ngành hộ sinh, được đào tạo trong một bệnh viện về chẩn đoán và kiểm soát các biến chứng khi sinh.
Trong khi chuyển dạ, thống kê cho thấy 25% các trường hợp thai phụ sinh tại nhà tại Canada sẽ tiếp tục được chuyển đến bệnh viện khi có 1 biến chứng nguy cơ đe doạ tính mạng.
Tại Hoa Kỳ, giai đoạn năm 2004-2009 nở rộ phong trào sinh tự nhiên tại nhà, có lúc lên tới 24% so với những năm trước. Tuy nhiên, đa số các sản phụ đều được theo dõi bởi bà mụ (tại 28 bang) chứ không phải bác sĩ hay nữ hộ sinh có chuyên môn, dẫn đến nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc do gặp biến chứng.
Năm 2014, có khoảng 60.000 trẻ tại Mỹ sinh tại nhà (chiếm 1,5%). Việc chuyển dần từ sinh tại nhà sang sinh tại bệnh viện đã giúp giảm hơn 90% tử vong sơ sinh và gần 99% tử vong ở mẹ.
Tờ New York Times từng dẫn số liệu thống kê tại bang Oregon (Mỹ) năm 2012, cho thấy tỉ lệ tử vong khi sinh con tại nhà cao gấp 7 lần sinh tại bệnh viện. Trong đó chỉ ra nguyên nhân một phần do các bà mụ thiếu kỹ năng, không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc tế, không được đào tạo bài bản trong các trường hợp có biến chứng.
Từ năm 2016 đến nay, sinh tại nhà tại Mỹ giảm dần do các cơ quan y tế siết chặt việc theo dõi sản phụ từ lúc có thai. Đặc biệt, hội bác sĩ sản phụ khoa Hoa Kỳ đã liên tục đưa ra các hướng dẫn về sinh đẻ an toàn, nếu nữ hộ sinh không đủ tiêu chuẩn, không được đỡ đẻ tại nhà. Đồng thời tập trung đẩy mạnh truyền thông cho các bà mẹ về những rủi ro có thể gặp phải khi tự sinh tại nhà.
Ngay cả những trường hợp có nữ hộ sinh có bằng cấp đỡ đẻ, nhiều bác sĩ tại Mỹ vẫn kêu gọi các thai phụ đến bệnh viện để sinh con.
Trên Washington Post, chuyên gia thai sản Amos Grunebaum tại trường cao đẳng y tế Weill Cornell cũng khuyến cáo, nguy cơ tổn thương não trong 10 năm đầu đời của những đứa trẻ sinh tại nhà cao hơn sinh tại bệnh viện.
Nguy cơ tử vong cả mẹ lẫn bé khi sinh con thuận tự nhiên
Sinh con thuận tự nhiên là gì? Tại sao nhiều bà mẹ lại bất chấp tính mạng của bản thân và thai nhi để lựa chọn phương pháp sinh nở này?
Vụ 2 mẹ con tử vong khi sinh thuận tự nhiên: Chưa được kiểm chứng
Đại diện Bộ Y tế khẳng định không có vụ tử vong nào ở Q.2 liên quan đến “sinh con thuận tự nhiên” tại buổi họp báo sáng nay tại TP.HCM.
Tự sinh tại nhà theo trào lưu ‘thuận tự nhiên’, 2 mẹ con tử vong
Cơ quan chức năng xác định trường hợp 2 mẹ con sản phụ tử vong tại nhà ở quận 2, TP.HCM.
BS sản khoa: ‘Thịt để 6 tiếng đã thiu huống chi để bánh nhau 6 ngày’
BS Kim Dung cho rằng, để nguyên dây rốn cạnh bánh nhau suốt 6 ngày là phản khoa học, miếng thịt để 6 tiếng đã thiu huống chi bánh nhau để 6 ngày.
Tự đẻ tại nhà, bà mẹ không cắt rốn cho con, đặt con cạnh bánh nhau 6 ngày
Chị M. tự sinh con tại nhà trong tư thế quỳ, không cắt rốn cho con, thay vào đó đặt bánh nhau cạnh con suốt 6 ngày để chờ rụng.
M.Anh