Categories
Sức khoẻ

Cách phân biệt say nắng, cháy nắng, mất nước trong mùa hè

Thời tiết nắng nóng làm cơ thể con người trở nên mệt mỏi, khó chịu, nhẹ thì có cảm giác khát, bỏng rát khi ra ngoài nắng, nặng sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút, ngất xỉu hay thậm chí là kiệt sức, đột quỵ.

Để chuẩn bị đối phó với vấn đề này, các chuyên gia đối phó với tình trạng khẩn cấp y tế Anh tư vấn cho người dân về cách nhận biết tình trạng say nắng, cháy nắng, mất nước và cách thức đối phó với thời tiết nắng nóng để bảo vệ sức khỏe con người.

Say nắng

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài mà cơ thể không được bổ sung nước làm cơ thể bạn trở nên quá nóng, điều này thực sự nguy hiểm. Các dấu hiệu của say nắng bao gồm mạch nhanh, đau đầu và chóng mặt, hơi thở dồn dập. Bề mặt da trở nên đỏ hơn bình thường, sờ vào rất nóng, mặt cũng nóng và đỏ.

Nếu tình trạng này xuất hiện, cần tìm ngày chỗ có bóng râm ngồi nghỉ, bởi khi say nắng, con người cảm thấy bị mất phương hướng vè mệt mỏi. Điều quan trọng cần làm là phải giảm nhiệt độ cơ thể càng sớm càng tốt. Cởi bỏ bớt quần áo là một cách hiệu quả, tuy nhiên không để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng. Lấy tấm vải ướt làm mát cơ thể để giảm nhiệt độ. Trong quá trình làm mát cơ thể cần chú ý mạch và hơi thở của người bị say nắng. Bởi khi say nắng, mạch của con người đập nhanh hơn, hơi thở dồn dập hơn. Khi đó cần phải gọi cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị.

Kiệt sức vì nóng

Kiệt sức vì nóng là do tình trạng mất muối và nước do việc ra mồ hôi quá nhiều. Triệu chứng thường gặp bao gồm đau đầu, chóng mặt, đau bụng, thở nhanh nhưng yếu, và ra mồ hôi.

Việc cần làm là đưa người bị kiệt sức vào một khu vực râm mát, tuy nhiên cần tránh tụ tập đông xung quanh, cần tạo bầu không khí thoáng cho người bệnh thở. Nếu nặng có thể để người bệnh nằm xuống đất, chân kê cao và cho uống nước. Tốt nhất là uống nước điện giải orezol, tuy nhiên nếu không có sẵn nên uống nước lọc.

Mất nước

Mất nước xảy ra khi cơ thể bị toát mồ hôi mà không có sự bù đắp. Triệu chứng có thể gặp như khô miệng và mắt, đau đầu, màu nước tiểu đậm, chóng mặt và nhầm lẫn.

Để phòng tránh mất nước, cần thường xuyên uống nước, uống ngay cả khi bạn không cảm thấy khát, nhất là trong những ngày trời nắng nóng. Trẻ và người già là nhóm đối tượng cần quan tâm đến việc bù nước cho cơ thể hơn cả, hoặc những người chơi thể thao và các hoạt động khác, nhu cầu nước cho cơ thể sẽ cao hơn.

Để điều trị mất nước, cần uống nhiều nước; ít nhất là từ 1,5-2 lít mỗi ngày đối với người bình thường, tuy nhiên khi bị mất nước bạn có thể bù nước bằng nước pha chút muối.

Bất tỉnh

Ngất xỉu có thể gặp trong khi nhiệt độ thời tiết tăng cao. Nếu bạn dễ bị ngất xỉu, bạn không nên để cơ thể bị đói, cần bổ sung năng lượng thường xuyên, khi thời tiết quá nóng không đứng trong thời gian dài nhất là ở nơi có nắng nóng. Nếu cảm thấy mờ mắt, hoa mắt nên nằm xuống, nâng cao chân để cải thiện lưu lượng máu đến não. Chỉ khi người bệnh có dấu hiệu phục hồi, giúp họ ngồi dậy từ từ.

 

Cháy nắng

Bị cháy nắng là một trong những chấn thương phổ biến nhất trong thời tiết nắng nóng.

Tự bảo vệ mình bằng cách bôi kem chống nắng, mặc quần áo che nắng và ở trong bóng râm, nhưng nếu không may bạn bị cháy nắng, có những cách đơn giản để giảm đau.

Vào trong bóng râm, uống từng ngụm nước nhỏ, liên tục, làm mát da bằng một miếng vải ẩm lạnh, hoặc ngâm khu vực da bị cháy nắng vào nước sạch, hoặc tắm nước mát trong thời gian khoảng 10 phút. Nếu da người bị cháy nắng trở nên phồng rộm nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám và điều trị.

Chuột rút

Nhiệt độ cao gây ra tình trạng chuột rút ở người, nhất là những người tập thể dục thể thao dưới trời nắng nóng. Nếu bị chuột rút, cần bình tĩnh kéo căng cơ bắp, hay xoa bóp bắp cơ bị chuột rút. Nếu chuột rút ở bàn chân nên dùng trọng lượng của bản thân đứng bằng nửa bàn chân phía trước. Nếu vị trí chuột rút ở bắp chân , nên để thẳng đầu gối, kéo các ngón chân gập lên phía trước. Nếu chuột rút ở đùi, nâng cao chân, uống cong đầu gối, nếu ở mặt sau đùi nên thẳng đầu gối.

Chữa say nắng đơn giản bất ngờ ai cũng nên biết

Căng thẳng thi cử cộng thêm thời tiết nắng nóng dễ khiến các thí sinh mệt mỏi, đặc biệt dễ bị say nắng.

Dừa giải nhiệt, trị say nắng nóng

Dừa là cây trồng phổ biến ở miền Nam và miền Trung nước ta. Nước dừa giải khát bổ dưỡng trong ngày hè.

Cơ thể ‘kém bền’ như nào vì mất nước mùa nắng nóng?

Mặc dù mới chớm vào hè nhưng nhiều nơi đang quay quắt vì nắng nóng, khiến cơ thể dễ bị mất nước và khoáng chất do đổ nhiều mồ hôi, dẫn đến cơ thể mất đi sự bền bỉ, làm việc kém hiệu quả.

Cách phục hồi làn da bị cháy nắng

Những đợt nắng nóng gay gắt nối tiếp nhau khiến nhiệt độ ngoài trời nóng như chảo lửa.

Chữa cháy nắng thần kỳ đừng bỏ lỡ trong mùa hè

Chẳng ai muốn trở về nhà sau một kỳ nghỉ thú vị lại phải hứng chịu làn da bỏng rát vì cháy nắng. Bạn nên trang bị cho mình những phương pháp điều trị giản đơn.

Theo Sức khỏe & Đời sống


Categories
Sức khoẻ

Những loại kiểm tra sức khỏe mà mọi phụ nữ đều cần

Khám sức khoẻ và kiểm tra y tế định kỳ là chìa khóa để ngăn ngừa tử vong sớm hoặc thậm chí là những điều trị đắt tiền.

Các triệu chứng càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng có thể bắt đầu sớm và thường đi kèm với đó là kết quả lâu dài và chất lượng sống tốt hơn.

Đúng là việc hẹn khám thường khá phức tạp và tốn thời gian, và cũng có thể không mấy dễ chịu. Nhưng điều đó không có nghĩa là nên tránh. Dưới đây là 19 loại khám xét mà bạn nên có trên lịch.

 Xét nghiệm phết cổ tử cung (Pap Smear) và khám phần phụ

Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên hẹn khám với bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra cổ tử cung và xét nghiệm Pap. Tùy thuộc vào độ tuổi và kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên khám lại hàng năm, hai năm hoặc ba năm một lần.

Chụp nhũ ảnh

Phụ nữ ở độ tuổi hai mươi nên được khám lâm sàng vú vài năm một lần (bổ sung cho việc tự kiểm tra vú hàng tháng). Ở tuổi 40 hoặc 50, tùy theo khuyến cáo của bác sĩ, phụ nữ nên chụp nhũ ảnh lần đầu. Sau đó, nên chụp nhũ ảnh, theo khuyến cáo của bác sĩ, hàng năm hoặc hai năm một lần để sàng lọc các dấu hiệu ung thư vú sớm.

Khám nha khoa

Tìm một bác sĩ nha khoa tốt qua lời khuyên của bnaj bè và đi kiểm tra hai lần mỗi năm, giống như bạn sẽ làm cho con của mình, hoặc như bạn vẫn làm khi còn nhỏ. Hãy điều trị bất cứ thứ gì mà bảo hiểm có chi trả, và luôn giữ sức khỏe răng miệng thật tốt.

 Khám thị lực

Chúng tôi dành rất nhiều thời gian cho các màn hình, lớn và nhỏ, và thị lực của chúng ta sẽ trả giá cho tất cả. Các lần khám thị lực định kỳ hàng năm là một phần cơ bản trong việc chăm sóc sức khoẻ tổng thể.

Bạn sẽ không chỉ biết lý do tại sao thường xuyên bị nhức đầu, mà còn có thể được sàng lọc cơ bản về sức khoẻ của võng mạc, cơ hội phát hiện sớm bệnh glô-côm và cũng có thể nhận được nhiều thông tin hơn mong muốn về những tác hại của màn hình và sự cần thiết phải ngăn chặn ánh sáng gây tổn thương mắt mà chúng phát ra.

Khám da liễu

Cho dù làn da như thế nào, bạn cũng nên kiểm tra da ở nhà thường xuyên và đánh dấu mọi nốt ruồi đáng ngờ, những vết hoặc nốt trên với bác sĩ da liễu (họ sẽ không cười nếu không có chuyện gì). Bạn cũng muốn kiểm tra với bác sĩ da liễu nếu thấy mình bị rụng tóc đột ngột. Đó có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khoẻ lớn hơn.

Khám bàn chân

Nhiều năm kiêu hãnh trên đôi giày cao gót khi còn trẻ có thể để lại một phiên bản cũ kém hoàn hảo của bàn chân. Thai nghén, tăng cân ở tuổi trung niêm và các yếu tố khác cũng góp phần làm thay đổi hình dạng bàn chân của chúng ta.

Định kỳ đi khám bác sĩ chuyên về bàn chân có thể giúp phát hiện những vấn đề tiềm ẩn. Họ có thể cung cấp các liệu pháp (và những lời khuyên) để làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tàn phế ở bàn chân. Họ cũng sẽ cho bạn biết vết bầm bên dưới móng chân của bạn là gì? Nó thực ra là một loại nấm (và cách điều trị nó).


Khám sức khỏe

Bất kể ở độ tuổi nào, phụ nữ cũng nên khám sức khoẻ định kỳ ở ​​bác sĩ. Các cuộc hẹn ban đầu sẽ là điểm xuất phát cho sức khoẻ – huyết áp, chiều cao và cân nặng, các bệnh trước đây, mối lo ngại hiện nay – và có thể là bước đầu tiên trong việc điều trị hoặc làm sáng tỏ những triệu chứng mà nếu không sẽ không được chú ý trong những lần khám sức khỏe trong tương lai. Khi đã đến tuổi 20, bạn nên khám sức khỏe mỗi năm một lần.

Xét nghiệm máu

Máu nói lên rất nhiều điều về sức khoẻ và có thể chỉ ra những dấu hiệu của bất thường về về sức khoẻ. Xét nghiệm máu định kỳ giúp theo dõi các yếu tố nguy cơ tim mạch, lượng đường trong máu, chức năng gan và thận, sức khỏe của hệ miễn dịch và cân bằng hoóc-môn. Xét nghiệm máu cũng cho phép bác sĩ biết về lượng sắt, liệu bạn có bị mất cân bằng điện giải và số hồng cầu hay không.

Kiểm tra thính giác

Thính giác giảm sút dần theo tuổi, và đối với một số người, điều đó xảy ra sớm hơn họ nghĩ. Hãy loại trừ nguyên nhân tiềm tàng khác gây giảm thính giác bằng cách đi khám định kỳ. Phát hiện sớm có thể làm chậm tiến trình và giảm sự thất vọng mà bạn gặp phải khi không còn có khả năng nghe thấy người khác thì thầm trong phòng.

Xét nghiệm mật độ xương

Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên nên đi kiểm tra mật độ xương định kỳ. Phụ nữ trẻ tuổi có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào cho loãng xương, như khung xương nhỏ hoặc thường xuyên bị gãy xương, nên nói chuyện với bác sĩ về xét nghiệm này.

Khám tiêu hóa

Nếu bạn trên 50 tuổi, bạn cần hẹn khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để kiểm tra sức khoẻ đại tràng (dưới hình thức nội soi đại tràng). Tuy không mấy thoải mái những điều này có thể giúp cứu sống bạn. Cũng nên gặp bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề gì với hoạt động của ruột, phân có màu sẫm đáng ngờ, chảy máu trực tràng, hoặc thậm chí ợ nóng và trào ngược a-xít, Họ đã nhìn thấy tất cả, vì vậy đừng ngại.


Khám Tai mũi họng

Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề thường xuyên nào trong tai, mũi hoặc họng – hoặc nếu bạn bị ù tai hay chóng mặt – hãy đi khám tai mũi họng. Nhiễm trùng tai ở người lớn có thể nghiêm trọng và cần được chẩn đoán và điều trị nhanh.

Khám bác sĩ tâm lý hoặc chuyên viên trị liệu gia đình

Cuộc sống biến động, các mối quan hệ gặp khó khăn và đôi khi chúng ta biết có gì đó không ổn nhưng lại không biết chính xác đó là gì. Trong những thời điểm như vậy, cho dù không đến mức khủng hoảng, thì việc nói chuyện với người có chuyên môn cũng sẽ hữu ích và lành mạnh. Chuyên gia trị liệu, bác sĩ y khoa hoặc chuyên viên trị liệu gia đình có giấy phép có thể giúp phân loại các vấn đề, đề xuất các liệu pháp và thực hành hướng dẫn thay đổi hành động hoặc suy nghĩ của bạn.

Khám dị ứng

Các bệnh dị ứng theo mùa rất phổ biến, nhưng nếu bạn bị viêm xoang thường xuyên, khó thở hoặc hắt hơi, ngạt mũi và ngứa quá nhiều thì đã đến lúc đi gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Những rối loạn thường gặp ở bụng, cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh dị ứng cần được chẩn đoán.

Chuyên viên tư vấn nghề nghiệp

Phụ nữ, cũng như nam giới, nhận được những lợi ích to lớn từ công việc, thậm chí hơn nhiêu so với số tiền kiếm được. Nhưng khi chúng ta vấp phải những lực cản vô hình, thì việc tìm đến một chuyên viên tư vấn nghề nghiệp có thể là cách tuyệt vời để tìm ra hướng đi tiếp theo, hoặc liệu có nên ở lại. Giống như các bác sĩ hiểu các triệu chứng thể chất liên quan đến vấn đề sức khoẻ lớn hơn như thế nào, các chuyên viên tư vấn nghề nghiệp sẽ nhìn ra những kỹ năng chưa được sử dụng và biết những công việc lớn hơn nơi bạn có thể áp dụng chúng.

Kiểm tra giấc ngủ

Giấc ngủ của chúng ta cần thay đổi theo tuổi tác, nhưng đôi khi cuộc sống (cùng với hoóc-môn và trạng thái tinh thần) sẽ không thích ứng với những thay đổi này. Nếu bạn gặp vấn đề với giấc ngủ đêm, thường xuyên thức giấc hoặc dậy quá sớm, hoặc không thể ngủ được vào ban đêm, hãy tìm đến bác sĩ chuyên về giấc ngủ. Bạn có thể phải qua một đêm tại phòng khám, nhưng họ sẽ có thể cho bạn biết liệu vấn đề của bạn với giấc ngủ là do thể chất, tinh thần hay cả hai.

Khám di truyền

Những phụ nữ lớn tuổi nghĩ rằng mình đã có thai nhưng lo lắng về sức khoẻ của mình hoặc của đứa con nên đi gặp chuyên viên tư vấn về di truyền. Thường thì các bác sĩ chuyên về sinh sản hoặc phòng khám sản phụ khoa, các chuyên gia được đào tạo này sẽ giải thích các con số và giúp bạn hiểu về kết quả của những test sàng lọc khác nhau mà bạn sẽ được làm nếu có thai.

Huấn luyện viên thể dục

Chúng ta đều biết tập thể dục là tốt, cả về tinh thần và thể chất. Một huấn luyện viên thể dục có thể giúp bạn tìm ra kiểu tập mà bạn thích và một chế độ tập mang lại những thay đổi mà bạn muốn. Nhận lời khuyên từ bạn bè, tìm một huấn luyện viên có bằng cấp và nói rõ bạn muốn gì: tăng cơ, giảm cân, sức chịu đựng hoặc mềm dẻo hơn. Gặp gỡ họ thường xuyên cho đến khi bạn đã hình thành nếp tập luyện và sau đó kiểm tra theo định kỳ để làm cho chế độ tập trở nên thú vị hơn hoặc cao cấp hơn.


Khám dinh dưỡng

Thực phẩm là thuốc, nhưng chỉ khi bạn ăn đúng loại. Đôi khi thật khó để biết được cái gì là tốt và không tốt. Một bác sĩ dinh dưỡng được đào tạo sẽ biết chất dinh dưỡng nào là cần thiết và nơi nào tốt nhất để lấy chúng. Hãy nhận lời khuyên từ bạn bè, quyết định nơi bạn nghĩ rằng cần thay đổi và bắt đầu ăn theo cách của bạn để có sức khỏe tốt.

Hình dáng cơ thể tiết lộ nhiều bí mật về sức khỏe

Theo các bác sĩ, hình dáng cơ thể sẽ nói lên nhiều điều về tình hình sức khỏe hiện tại của bạn và lý giải việc vì sao bạn rất khó giảm cân.

Ăn cơm ngay tại bàn làm việc gây hại thế nào cho sức khỏe?

Ăn cơm tại bàn làm việc, ngồi vắt chéo chân, dùng bình đựng nước nhựa….là những thói quen về lâu dài có hại cho sức khỏe.

7 thực phẩm không tốt cho sức khỏe như bạn nghĩ

Một vài đồ ăn có vẻ an toàn bởi vì chúng có thành phần tốt và đang được ưa chuộng, nhưng chưa hẳn tốt cho sức khoẻ.

Uống bia với lạc gây hại sức khỏe?

Đôi khi chúng ta vô tình kết hợp một số loại thực phẩm cùng nhau có thể gây những phản ứng không tốt cho sức khoẻ.

6 nguy cơ đối với sức khỏe con trẻ cha mẹ hay bỏ qua

Có những việc làm các bậc làm cha mẹ tưởng là tốt cho con nhưng lại gây tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Thực phẩm tăng cường sức khỏe cho ‘cậu nhỏ’, giảm rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương là một trong những chứng bệnh sinh lý thường gặp ở nam giới. Phái mạnh hoàn toàn có thể tăng cường sức khỏe, lấy lại phong độ cho ‘cậu nhỏ’ bằng một số loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.

(Theo Dân trí/Theo Health)

 


Categories
Sức khoẻ

Ngừng hút thuốc lá và những thay đổi bất ngờ

– Thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Hút thuốc có hại cho sức khỏe cả về thể chất cũng như tinh thần, những tác hại vô cùng lớn….

Dưới đây là những thay đổi mà bạn cảm nhận được khi ngừng thuốc lá.

Sau 12 giờ

Có một sự khác biệt trong cơ thể sau 12 giờ không còn khói thuốc. Đây là điểm khởi đầu tốt nhất – tạo dựng niềm tin để bạn hãy bỏ thuốc lá.

+ Sau 12 giờ cơ thể bắt đầu thải trừ những độc tố có trong thuốc lá.

+ Lượng oxy trong máu tăng lên và lượng monoxide giảm một cách đáng kể.

Sau 2 ngày

+ Các giác quan trong cơ thể dần dần hồi phục chức năng, có thể ngửi được mùi thơm và cảm nhận hương vị của thức ăn.

– Sau 1 tháng

+ Khó thở và ho được cải thiện, người khỏe hẳn ra và dần dần ho biến mất hoàn toàn.

Sau 9 tháng

+ Chức năng hô hấp được cải thiện đáng kể, lượng oxy được vận chuyển đầy đủ đến các cơ quan trong cơ thể.

Sau 5 năm

+ Hệ tuần hoàn là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng rõ nhất bởi các độc tố có trong thuốc lá. Tĩnh mạch, động mạch đã lấy lại kích thước bình thường và nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành giảm.

Sau 10 năm

+ Lúc này, khi ngửi khói thuốc lá hoặc người bên cạnh hút thuốc lá có cảm giác khó chịu.

+ Giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, có chuyển biến rõ nét các bệnh lý liên quan đến miệng, tụy.

Sau 20 năm

+ Với khoảng thời gian này, gần như không còn nguy cơ nào do tác hại thuốc lá gây ra, đôi khi “được xem” như là người chưa bao giờ hút thuốc lá.

+ Sức khỏe trở lại bình thường như bao nhiêu người khác.

Châm cứu tai hỗ trợ cai nghiện thuốc lá như thế nào?

Phương pháp châm cứu tai (nhĩ châm) đang được áp dụng ở BV Y học cổ truyền Trung ương giúp bệnh nhân điều hòa khí huyết, hỗ trợ cắt sự phụ thuộc vào thuốc lá cũng như giải quyết các triệu chứng khó chịu do thuốc lá gây ra.

Loại cây quen thuộc giúp ngừa ung thư, cai thuốc lá

Cây mã đề là một loại thảo mộc, ngoài phòng ngừa và điều trị viêm gan còn giúp ngăn ngừa ung thư, cai thuốc lá.

Doanh nhân méo mặt, liệt nửa người vì hút 2 gói thuốc lá/ngày

Thấy ông H. bỗng khó nói, méo mặt, liệt nửa người trái, gia đình vội vàng đưa tới BV cấp cứu.

5 thói quen dễ gây ung thư hơn hút thuốc lá

Một số thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng chúng có thể khiến bạn dễ mắc ung thư hơn hút thuốc lá.

BS Ái Thủy


Categories
Sức khoẻ

Ngủ khi máy bay cất cánh, hạ cánh có thể bị điếc

Hãy cố gắng tỉnh táo khi máy bay cất cánh và hạ cánh để bảo vệ an toàn cho đôi tai của bạn.

Bạn có thể cố gắng chợp mắt mọi lúc khi đi máy bay, nhưng ngủ lúc máy bay cất cánh và hạ cánh có thể dẫn đến những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.

Khi máy bay bắt đầu bay lên không trung hoặc đáp xuống mặt đất, áp suất của không khí trong máy bay thay đổi đột ngột cùng với sự thay đổi độ cao. Nếu bạn không chủ động thay đổi để thích nghi với điều này, nó có thể gây hại cho màng nhĩ của bạn.

Dược sĩ người Anh Angela Chalmers lý giải: “Sự thay đổi đột ngột về độ cao ảnh hưởng đến áp suất không khí trong tai. Điều này khiến bạn cảm thấy như có gì đó bị chặn ở tai và nghe thấy những âm thanh kỳ lạ”.

“Hãy cố gắng không ngủ trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh bởi khi ngủ bạn sẽ không thể nuốt nước bọt thường xuyên khiến đôi tai bị bưng bít”, dược sĩ Chalmers nói thêm.

Theo trang tin về sức khoẻ của Thư viện Y quốc gia Mỹ mang tên MedlinePlus, nếu tai bị bưng bít có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khoẻ như chóng mặt, nhiễm trùng tai, tổn thương màng nhĩ, và tệ hơn là bị chảy máu cam và mất thính giác.

Tỉnh táo khi máy bay cất cánh và hạ cánh để nuốt nước bọt, thông lỗ tai giúp cân bằng áp suất không khí trong đôi tai.

“Nuốt hoặc ngáp giúp không khí lưu thông trong tai. Điều này giúp cân bằng áp lực tác động lên màng nhĩ hai bên tai”, trang tin lý giải.

Vì vậy cách tốt nhất để bảo vệ đôi tai khi máy bay cất cánh và hạ cánh là hãy nhai kẹo cao su, uống nước, ăn kẹo mút hoặc thường xuyên nuốt nước bọt.

Sao tiếp viên không uống nước được phục vụ trên máy bay?

Tiếp viên hàng không tiết lộ, họ thường không uống nước lấy từ vòi trên máy bay – loại nước dùng để uống, pha trà hoặc cà phê phục vụ hành khách. 

Công bố giật mình về tiếng ồn làm điếc vĩnh viễn

Nghiên cứu chỉ rõ 53% người mất thính giác dù không tiếp xúc với âm thanh lớn trong khi làm việc mà vì tiếng ồn.

Mẹ vô tư dạy con xì mũi sai cách, con có thể bị điếc

Xì mũi quá mạnh hoặc bịt hai lỗ mũi khi con xì mũi sẽ
khiến dịch này bị đẩy ngược lên tai bởi ống dẫn từ mũi họng lên tai rất
ngắn.

Kim Minh (Theo NYPost)


Categories
Sức khoẻ

7 thực phẩm này giúp bạn rất khỏe khi giao mùa

Làm thế nào để nâng cao khả năng miễn dịch và phòng cúm thông qua ăn uống? Ngoài các biện pháp chăm sóc cho cơ thể, thức ăn cũng rất quan trọng, trong đó có một số thực phẩm giúp phòng chống bệnh cảm cúm hiệu quả. 

XEM CLIP: 

Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng về sử dụng thực phẩm trong thực đơn hàng ngày để đối phó với bệnh cúm khi giao mùa.

Tỏi

Không phải ngẫu nhiên mà tỏi được mệnh danh là ‘kháng sinh thiên nhiên’: nó có khả năng chống lại rất nhiều dạng virus và vi khuẩn có hại cho cơ thể. Garlicin trong tỏi giúp chống các bệnh truyền nhiễm và vi khuẩn. Theo kết quả thực nghiệm của các chuyên gia Anh, trong khi nấu ăn cho thêm tỏi sẽ giảm 2/3 khả năng mắc cảm cúm. Có rất nhiều cách sử dụng tỏi:

Bạn có thể ăn sống 1-2 nhánh tỏi mỗi ngày

Có thể bạn giã tỏi hòa với nước uống

Bạn cũng có thể giã nát tỏi và ngửi nhiều lần

Nếu không ăn sống được, bạn nên ăn giấm tỏi để phòng cúm

Với trẻ em, bạn nên cho một vài nhánh tỏi vào túi áo, hơi tỏi sẽ giúp bé phòng bệnh cúm rất tốt.

Cá biển

Trong cá biển rất giàu acid béo omega 3 và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh các axit béo trong cá biển có tác dụng kháng viêm, tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch. Kẽm có khả năng chống lại rất nhiều dạng rhinovirus gây cảm cúm, có đặc tính thúc đẩy hệ miễn dịch. Hãy đưa cá biển vào thực đơn hàng ngày của bạn nhé.

Bưởi

Trái bưởi có đặc tính chống lại vi khuẩn và virus nhờ thành phần chứa một lượng lớn vitamin C, beta carotene và tinh dầu giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Các loại quả mọng

Có rất nhiều loại quả mọng, chẳng hạn như dâu tây, mâm xôi, việt quất, dâu đen… và mỗi loại trong số chúng đều có tác động tích cực đến sức khỏe của chúng ta. Quả mọng là nguồn chất chống oxy hoá giống như những vệ sĩ nhỏ bảo vệ tế bào khỏi bị hư tổn, có thể dẫn đến lão hóa và bệnh tật.

Màu đỏ, màu đen của các loại quả mọng có tác dụng kích thích sức mạnh bảo vệ cơ thể. Quả dâu tây có tác dụng củng cố hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Quả mâm xôi có tác dụng chống viêm nhiễm.

Thịt

Việc ăn thịt lợn đều đặn trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp bạn và gia đình có một hệ miễn dịch tốt, từ đó có thể ngăn ngừa các bệnh như cảm cúm. Bởi trong thịt lợn chứa nhiều kẽm, selen và cả vitamin B. Đây đều là những chất cần thiết cho cơ thể.

Trong thịt lợn cũng như thịt bò có rất nhiều sắt (lượng sắt có trong thịt nhiều hơn gấp nhiều lần lượng sắt có trong táo hay lựu). Bạn chỉ cần ăn chừng 1 lạng thịt bò hay thịt lợn mỗi ngày, đảm bảo hệ miễn dịch của bạn sẽ rất vững vàng.

Các loại hạt

Thành phần của các loại hạt chứa rất nhiều acid amin, acid béo, cũng như vitamin nhóm B. Đặc biệt hạnh nhân chứa rất nhiều vitamin E, selen và magie, giúp bạn chống chọi với các bệnh đường hô hấp.

Trong hạt điều chứa rất nhiều kẽm, selen và sắt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, khống chế sự phát triển của virus cúm. Hạt hồ đào chứa một lượng kẽm dồi dào giúp thúc đẩy các tế bào bạch cầu hoạt động để đẩy lùi cảm cúm.

Các loại rau có màu sắc

Cà rốt, cà chua, ớt, củ cải đỏ, củ giền… là các loại thực phẩm có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và rất tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột (hệ miễn dịch suy giảm phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của hệ tiêu hóa). Nhờ lượng lớn các chất xơ có trong những loại rau củ này sẽ tống khứ các chất cặn bã và chất độc ra khỏi cơ thể, giúp bạn luôn cảm thấy khỏe khoắn.

Tưởng cảm cúm hóa ra ung thư vòm họng

Khi mới hình thành, ung thư vòm họng thường có dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến tai mũi họng như cảm cúm hoặc bệnh nội khoa về thần kinh.

Cách phòng bệnh cảm cúm ai cũng nên biết

Cảm cúm là căn bệnh thường gặp trong năm, mùa đông và mùa xuân là hai thời điểm căn bệnh này phát triển nhất. 

Bài thuốc xông chữa cảm cúm

Phương pháp dùng nồi xông để điều trị cảm cúm đã được dân gian sử dụng
từ lâu đời. Nó cũng tỏ ra rất hiệu quả, cho nên phương pháp này vẫn được
mọi người sử dụng và truyền cho nhau.

Bích Thủy


Categories
Sức khoẻ

10 lầm tưởng về sức khỏe mà nhiều người tin là thật

Có một số quan niệm về sức khoẻ mọi người thường truyền tai nhau nhưng thực tế không phải như vậy.

10 biểu hiện chứng tỏ bạn đang bị stress nặng

Căng thẳng mệt mỏi rất dễ xảy ra khi bạn làm việc quá tải. Cũng có thể là bạn đang tự suy diễn và làm phức tạp mọi việc, điều đó gây stress nặng cho bạn.

10 thói quen xấu khiến bạn tăng cân

Ngay cả khi bạn đã và đang làm tất cả mọi thứ để có một thân hình lý tưởng, nhưng nhiều lúc bạn đã làm sai và khiến tăng cân.

10 thực phẩm mới chống ung thư mạnh mẽ nên ăn hằng ngày

Để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh ung thư thì điều dễ dàng nhất có thể làm là chỉ cần thêm các thực phẩm chế độ ăn hàng ngày.

Theo VOV


Categories
Sức khoẻ

7 thực phẩm không tốt cho sức khỏe như bạn nghĩ

Một vài đồ ăn có vẻ an toàn bởi vì chúng có thành phần tốt và đang được ưa chuộng, nhưng chưa hẳn tốt cho sức khoẻ.

Đồ uống thể thao và đồ uống thêm hương vị:

Đồ uống cho người chơi thể
thao thường được cho là tốt cho sức khỏe, đặc biệt những loại được người
nổi tiếng quảng cáo. Nhưng trừ khi bạn tập thể dục với cường độ
cao, trong thời gian kéo dài hoặc trong môi trường rất nóng, nếu không,
bạn không nên dùng đồ uống này.

Hơn nữa, những calo rỗng có thể khiến
tăng cân không lành mạnh và sâu răng. Những loại nước được thêm vitamin,
khoáng chất cũng giống như vậy. Chúng thường được thêm mùi nhân tạo và
chất tạo ngọt.

Rau củ chiên, sấy: Hàm lượng rau củ thật trong sản phẩm đóng gói thực sự
rất ít và trong quá trình chế biến hầu hết dinh dưỡng đã bị mất.

Tất
nhiên rau củ tươi tốt hơn nhưng chúng có thể không làm bạn thỏa mãn cơn
thèm ăn. Và bạn cũng đừng nghĩ rau củ sấy đóng gói có nhiều dinh dưỡng
như rau củ.

Thanh thức ăn dinh dưỡng: Một vài loại được sản xuất với hàm lượng cao
giống với một thanh kẹo lớn.

Thanh thức ăn năng lượng chứa khoảng 230
calo, 10gr đường và 160gr muối. Một thanh kẹo Snickers chứa 250 calo,
27gr đường và 120gr muối. Nếu bạn định ăn loại thức ăn này, chọn loại ít
đường và làm hầu hết từ hạt, hoa quả và ngũ cốc. Nhưng tốt hơn vẫn là
bạn nên tự làm chúng.

Yến mạch và ngũ cốc ăn liền: Bữa ăn sáng với ngũ cốc đóng hộp chứa rất
nhiều đường.

Yến mạch ăn liền mặc dù là ngũ cốc nguyên hạt, những loại
có thêm hương vị thường có nhiều đường và muối hơn yến mạch nguyên hạt.
Bạn có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt và thêm hương vị theo sở thích như thêm
1 thìa nho khô hay hoa quả tươi hoặc một ít mật ong vào phần ăn của bạn.

Sinh tố: Cái gì có thể tốt hơn là uống một ly sinh tố từ hoa quả tươi?
Chính là chỉ ăn hoa quả.

Thi thoảng uống một cốc sinh tố thì không sao
cả nhưng bạn đang bỏ mất chất xơ và nạp vào cơ thể một lượng đường lớn.
Kirkpatrick – chuyên gia dinh dưỡng nói “Thay vì 9gr đường trong một bát
hoa quả, bạn nạp vào 30-40gr đường trong một cốc sinh tố, thậm chí
nhiều hơn với sinh tố đóng chai”.

Thực phẩm “ít béo” và “không béo”: Khác với những thực phẩm với hàm
lượng ít béo vốn có như trái cây (táo), 90% đồ ăn sẵn đóng hộp ít béo là
lựa chọn không tốt. Đó là bởi vì chất béo trong đồ ăn được giảm một
phần hoặc hoàn toàn được thay thế bởi những thứ khác như muối, đường hay
chất làm đặc làm tăng thêm calo.





Sản phẩm không chứa gluten: Không cần phải tránh loại đạm này trừ khi có
vấn đề với bệnh celiac, ruột non bị gluten làm hại.

Thêm nữa, khi những
nhà sản xuất loại bỏ gluten trong thực phẩm, họ thường loại bỏ vitamin
B, khoáng chất và chất xơ đi cùng nó. Bỏ qua những đồ ăn với mác “không
gluten” trừ khi bạn có lí do liên quan đến bệnh lý.

7 thực phẩm này giúp bạn rất khỏe khi giao mùa

Ngoài các biện pháp chăm sóc cho cơ
thể, thức ăn cũng rất quan trọng, trong đó có một số thực phẩm giúp
phòng chống bệnh cảm cúm hiệu quả. 

Để trẻ cao lớn: canxi từ thực phẩm chưa đủ

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển
muốn tăng trưởng chiều cao tối ưu, ngoài thực phẩm cần phải bổ sung thêm
Canxi từ nhiều nguồn khác.

Phụ nữ muốn trẻ mãi đừng quên thực phẩm này

Ăn đúng, lựa chọn đúng thực phẩm sẽ giúp bạn trẻ trung.

Theo VOV


Categories
Sức khoẻ

Sữa chua không hẳn có lợi cho sức khỏe?

Sữa chua chứa vi khuẩn sống và đang hoạt động để duy trì sự cân bằng cần thiết của hệ vi sinh vật trong ruột. Tuy nhiên, sữa chua liệu có tốt cho sức khỏe như mọi người thường nghĩ?

XEM CLIP:

Sữa chua gắn liền với tất cả những khẳng định tốt cho sức khỏe, từ những tác dụng mơ hồ như thúc đẩy sức khỏe đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch… tới những tác dụng cụ thể như điều trị các chứng rối loạn. 

Tất cả những tác dụng này đều gắn với vi sinh vật, từ viêm đại tràng, tới hội chứng ruột kích thích, và nhiều hơn nữa.

Vấn đề là một số trong các chủng vi khuẩn này được phát triển ở các nền văn hóa công nghiệp hóa trong một thời gian dài. Chúng (sữa chua) không chứa các vi khuẩn sống tốt cho ruột. Các chủng vi khuẩn sống trong sữa chua đã được chọn bởi đơn giản để dễ dàng đóng gói, phát triển và sản xuất.

Và người ta thấy mức độ tập trung của vi khuẩn sống rất thưa thớt. Vì thế, khi bạn thưởng thức các sản phẩm sữa chua, các vi khuẩn sống bên trong sẽ không ‘định cư’ trong đường ruột của bạn. Chúng không thể tự củng cố, bởi thế chúng biến mất hoặc lướt qua bạn, điều đó có lẽ giải thích tại sao các sản phẩm sữa chua có quá ít lợi ích thuyết phục.

Dĩ nhiên vẫn có một lời hứa hẹn ở đây, ý tưởng về lấy các vi khuẩn có lợi, nhưng chúng ta cần hiểu biết nhiều hơn và thông minh hơn về việc lựa chọn các chủng vi khuẩn giúp bên trong cơ thể chúng ta tốt lên. Chúng ta có thể hoàn toàn không để ý, nhưng các nhà khoa học rất tích cực chú ý tới điều này.


Quý ông chần chừ gì mà không dùng sữa chua

Một nghiên cứu mới cho thấy, ngoài danh sách dài các lợi ích được biết nhiều đến , sữa chua còn có thể “thúc đẩy ham muốn tình dục”.

Tại sao sữa chua uống Fristi bị “hiểu nhầm” là đóng váng?

Liên tiếp các sự cố  thức uống dinh dưỡng bị đóng váng, chứa “dị vật”
giống con dấm…

Bích Thủy (Theo Tech Inside)