Categories
Sức khoẻ

Người Việt ăn quá mặn: 1 gói mỳ tôm thừa muối cả ngày

– Người Việt đang ăn mặn gấp đôi khuyến cáo, trong đó có mỳ tôm chứa siêu nhiều muối.

1/5 dân VN mắc căn bệnh có số người chết nhiều hơn ung thư
Báo động bệnh tim mạch tấn công người trẻ tại Việt Nam

Tại hội thảo truyền thông vận động giảm muối sáng nay ở Hà Nội, TS Jun Nakagawa, Phó trưởng đại diện WHO tại VN cho biết, người Việt đang sử dụng gần gấp đôi lượng muối khuyến cáo. Hiện 1 người trưởng thành tiêu thụ 9,4g muối/ngày, trong khi khuyến cáo của WHO là dưới 5g/ngày.

Những năm qua, 19 quốc gia đã giảm muối trong ít nhất 1 sản phẩm, chủ yếu là bánh mì. 11 quốc gia báo cáo giảm muối trong thịt chế biến, bơ, các loại ngũ cốc ăn sáng, nước sốt và các bữa ăn làm sẵn. 

Những nước châu Á nổi tiếng ăn mặn trong 1 thập kỷ qua cũng đã nỗ lực giảm muối, đơn cử như Trung Quốc, giảm được gần 30% lượng muối tiêu thụ, Nhật Bản giảm 23%, Hàn Quốc giảm 14%.

Ông Nakagawa cho rằng Việt Nam nên xây dựng các khuyến nghị về lượng muối tối đa trong 100g thực phẩm, ưu tiên các thực phẩm phổ biến như mỳ ăn liền, xúc xích…

PGS.TS Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, dù ăn nhiều muối song khi được hỏi, chỉ có 16% người dân thừa nhận bản thân ăn mặn, trong khi thực tế hơn 90% người dân ăn quá 5g muối/ngày, 20% thường xuyên ăn các món có nhiều muối như dưa, cà muối, mì ăn liền, bim bim, lạc rang muối, hạt điều mặn, dưa chuột muối, pho mát, thịt muối và các loại thịt chế biến khác (xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, giò, chả…).

BS Trần Quốc Bảo, Cục Y tế Dự phòng cung cấp thêm, nghiên cứu tại TP.HCM cũng cho thấy, 73% gia đình dùng mì ăn liền, 37% sử dụng thức ăn đóng hộp, 31% có ăn xúc xích…

Trong khi đó, một gói mì ăn liền trung bình chứa 4,2g muối, tương ứng 5-7g muối trong mỗi 100g sản phẩm. Trong 100g xúc xích cũng có 1,5-2,3g muối. Do đó, nếu mỗi ngày chỉ ăn 1 gói mỳ tôm cộng thêm ăn các thực phẩm khác thì sẽ vượt quá lượng muối khuyến cáo. 

Theo BS Bảo, ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Huyết áp lý tưởng là 100/60 mmHg, trong khi hầu hết người Việt đều trên 110/70 mmHg.

Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ gây suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Bằng chứng, tỉ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam liên tục tăng trong vài thập kỷ qua, từ mức 1% năm 1960 lên 11,2% năm 1992 và năm 2015, tỉ lệ này là 18,9% dân số, tương đương 12 triệu người.

Hiện tại cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc cao huyết áp và cứ 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do tim mạch. Năm 2011, cả nước cũng ghi nhận hơn 112.000 ca tử vong do tai biến mạch máu não, chiếm gần 22% tổng số ca tử vong.

Bộ Y tế khuyến cáo, để giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao sức khỏe, người dân cần giảm một nửa lượng muối ăn vào hàng ngày.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, mức tiêu thụ muối ăn trung bình của người trưởng thành sẽ giảm xuống còn dưới 7g/ngày.

Ít biết, ăn 1 bát phở thừa muối cả ngày

Ít ai biết mì chính cũng chứa muối, 1 bát phở bình thường có thể chứa đến 4-5g muối, trong khi mức khuyến nghị của WHO với mỗi người là dưới 5g muối/ngày.

Ăn mặn, nhịn tiểu làm thận có sỏi

Lười uống nước, ăn nhiều muối, nhịn tiểu là những thói quen gây nên các bệnh nguy hiểm về thận như sỏi thận, suy thận, tiểu không tự chủ…

Thị trưởng Indonesia: Mỳ gói, sữa công thức khiến trẻ đồng tính(?)

Thị trưởng thành phố Tangerang, Indonesia vừa có tuyên bố gây sốc rằng, trẻ em có thể trở thành đồng tính khi tiêu thụ mì ăn liền và sữa công thức.

Thúy Hạnh 


Categories
Sức khoẻ

Tránh đột quỵ bằng cách đơn giản ai cũng làm được

– BS tim mạch khuyến cáo, đột quỵ hoàn toàn có thể ngăn ngừa khi kiểm soát tốt tăng huyết áp đúng, đủ và lâu dài.

Đột quỵ chết nhiều hơn ung thư

Theo Tổ chức Y tế thế giới, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 sau các bệnh lý về tim mạch và ung thư, nhưng đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật ở người trưởng thành.

Báo cáo của Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) năm 2016 cho thấy, mỗi năm thế giới có 17 triệu ca đột quỵ, trong đó 6 triệu trường hợp tử vong, 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật trong thời gian dài, thậm chí vĩnh viễn.

Tại Việt Nam, số liệu tổng hợp từ các BV có khoa thần kinh trên cả nước trong 3 năm gần đây cho thấy, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng, từ 1,7% lên 2,5%, trong đó tỉ lệ nam giới gấp 4 lần nữ. Đặc biệt, độ tuổi bị đột quỵ đang dần trẻ hoá, từ 40 – 45 tuổi so với trước đây là 50 – 60 tuổi.

Có khoảng 200.000 ca đột quỵ/năm (con số này tại Mỹ khoảng 74.000 ca), 50% trong số đó tử vong, cao hơn số 94.000 ca chết vì ung thư mỗi năm.

Có tới 90% bệnh nhân đột quỵ sống sót phải gánh chịu các di chứng nặng nề như liệt toàn thân, liệt nửa người, bại não, biến chứng tâm lý, tâm thần…

Ths.BS Hoàng Thị Phú Bằng, Viện Tim mạch quốc gia (BV Bạch Mai) cho biết, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch, 8/10 bệnh nhân đột quỵ lần đầu đều mắc tăng huyết áp.

Thậm chí, nghiên cứu tại BV Đà Nẵng với 754 bệnh nhân đột quỵ (76% trên 53 tuổi) còn chỉ ra 95% bệnh nhân đột quỵ có kèm tăng huyết áp. Trong số đó 48,5% bệnh nhân đột quỵ do xuất huyết và 51% bệnh nhân trong số này tử vong sau 28 ngày điều trị; 43,5% bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu và 20% tử vong. 8% còn lại không xác định được nguyên nhân.

Thay đổi lối sống 

GS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch VN cho biết, năm 2000, Việt Nam mới có khoảng 16% người lớn bị tăng huyết áp, năm 2009 tăng lên 25% và đến năm 2016, số liệu điều tra tại 8 tỉnh cho thấy, con số này đã vọt lên trên 47%, tương đương gần 21 triệu bệnh nhân.

Mỗi năm, số người tử vong vì tăng huyết áp mỗi năm cao hơn 10 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.

Một người được xác định tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140/90mmHg. Việc điều trị đảm bảo huyết áp mục tiêu 140/90mmHg sẽ giúp giảm các biến cố tim mạch, đặc biệt giảm đáng kể tỉ lệ tử vong liên quan đột quỵ não.

Tuy nhiên có tới gần 40% trường hợp huyết áp cao không được kiểm soát. Trong khi đó, tỉ lệ khống chế tăng huyết áp đạt mục tiêu có xu hướng giảm. Năm 2009, tỉ lệ khống chế ở mức trên 36%, đến 2015 giảm còn 31,3%.

Theo BS Phú Bằng, các nghiên cứu đã chỉ ra, cứ giảm mỗi 2mmHg huyết áp sẽ giúp giảm 10% tử vong do đột quỵ. Nếu đưa được về huyết áp tối ưu 120/80 mmHg, sẽ phòng ngừa được biến chứng đột quỵ ở hầu hết các trường hợp.

“Giải pháp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả nhất là kiểm soát tăng huyết áp đúng, đủ và lâu dài”, BS Bằng nhấn mạnh.

Để điều trị tăng huyết áp, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo y lệnh của BS chuyên khoa, có chỉ định uống thuốc theo đơn cụ thể. Huyết áp cao là bệnh phải điều trị lâu dài, thậm chí điều trị suốt đời. Nhiều bệnh nhân rất sai lầm khi dùng thuốc thấy huyết áp giảm là ngưng điều trị, điều này rất nguy hiểm.

Song song đó cần thay đổi lối sống: Giảm cân, giảm muối (dưới 5g muối/ngày), giảm mỡ bảo hoà, giảm lượng calorie trong chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, uống rượu ở mức cho phép, bổ sung đủ canxi, kali, magie, chất xơ, ngừng hút thuốc lá.

“Thay đổi lối sống đã được chứng minh có hiệu quả giúp giảm huyết áp từ 10 – 20 mmHg, tương đương với một thuốc điều trị hạ áp”, BS Bằng khuyến cáo.

Cách đơn giản cứu người đột quỵ tại nhà

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) có thể nhận biết qua những dấu hiệu cảnh báo trước. 

Ngồi điều hòa, ăn cơm hộp dễ đột tử

Stress, lười vận động, ăn uống thiếu kiểm soát khiến dân văn phòng dễ bị “kẻ giết người số một” tấn công.

Hàng triệu người tử vong vì ‘kẻ giết người thầm lặng’

Trong vòng 7 năm, số bệnh nhân mắc căn bệnh này đã tăng lên gần gấp đôi, số lượng người tử vong mỗi năm cao gấp 10 lần tai nạn giao thông.

Tự uống thuốc cao huyết áp, mất mạng như chơi

Bệnh nhân cao huyết áp tự ý dùng lại các đơn thuốc cũ hoặc tự uống thuốc khi huyết áp tăng có nguy cơ bị suy hô hấp, ngạt thở, tăng nhịp tim… dễ tử vong.

Có nên sơ cứu đột quỵ bằng châm cứu, bấm huyệt?

Châm cứu, bấm huyệt cấp cứu trong các trường hợp tai biến mạch máu não là hết sức cần thiết, đặc biệt khi chưa thể đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế. 

Thúy Hạnh


Categories
Sức khoẻ

‘Thần dược’ tự nhiên giúp ngừa máu đông, kiểm soát huyết áp

– Nhiều loại thảo dược tự nhiên trở thành những bài thuốc quý, được sử dụng qua nhiều thời đại giúp trái tim luôn khoẻ mạnh.

Những nhà dược học từ xa xưa đã luôn tìm tòi,“giải mã” những loại thảo dược tốt cho trái tim. Sau Hippocrates, Claudius Galen (129 – 203, Hy Lạp) cũng là một trong những người có ảnh hưởng lớn đối với nền y học thời cổ đại. Ông là bác sĩ riêng của hoàng đế La Mã Marcus Aurelius.

Ông đã tự bào chế ra các chế phẩm từ thảo dược để điều trị bệnh tật. Galen nổi tiếng khi nhận những ca bệnh khó mà không có bác sĩ nào khác dám thử.

Sự “khác biệt” của Galen trong việc giải phẫu, khiến ông trở nên “vượt trội” so với các bác sĩ khác. Bởi khi đó, ít người được biết về các bộ phận và sự hoạt động của cơ thể. Galen đã sử dụng kỹ năng phẫu thuật của mình thực hành trên động vật để nghiên cứu chi tiết nhiều cơ quan, bao gồm tim và mạch máu.

Ông khám phá nhiều cách giải phẫu tim, phân biệt giữa tĩnh mạch và động mạch, biết được dòng máu chảy vào các phần khác nhau của cơ thể. Tuy nhiên, ông chưa tìm ra sự liên quan giữa nhịp tim và lưu thông máu. Mãi cho đến năm 1628, hơn 14 thế kỷ sau cái chết của Galen, điều bí ẩn của hệ tuần hoàn trong cơ thể mới được bác sĩ người Anh William Harvey “giải mã” thành công.

Tim bắt đầu đập từ khi còn là bào thai và kéo dài đến những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời. Trong mỗi đời người, trung bình trái tim đập hơn 2,5 tỷ lần.

Mặc dù hệ thống tim mạch có sức mạnh tự nhiên và lâu dài, nhưng nó cũng vẫn gặp phải vấn đề như mọi hệ thống cơ thể khác. Các vấn đề thường gặp đối với tim mạch bao gồm tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, viêm tắc mạch, hở van tim… Nguyên nhân có thể do bẩm sinh, do tuổi tác, chế độ ăn, cơ thể lười vận động, tinh thần căng thẳng, stress.

Trong cuộc sống hiện đại, các bệnh về tim mạch ngày càng trở nên phổ biến. Giá trị quý giá của thảo dược tác động lên hệ tim mạch luôn tạo ra những kết quả bất ngờ cho giới y học xưa và nay.

Hiện nay, những nhà dược liệu học vẫn tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn những kinh nghiệm quý báu cổ xưa về các loại thảo dược, đồng thời phát hiện thêm nhiều loại thảo dược mới, góp phần chăm sóc tốt hơn cho hệ tim mạch.

Dưới đây là một số thảo dược được sử dụng qua nhiều thời đại, “cứu cánh” cho trái tim khi gặp vấn đề:

1. Việt quất đen (Vaccinium myrtillus): Được sử dụng từ thời Trung Cổ. Trái việt quất và chiết xuất của nó được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh về tim mạch.

2. Chocolate (Theobroma cacao): Là loại thực phẩm có lợi cho tim, có thể làm giảm huyết áp và cholesterol máu, giúp ngăn ngừa các cục máu đông mà các nghiên cứu gần đây đã khẳng định.

3. Quế (Cinnamonum verum): Là loại thảo dược thơm ngon, được dùng từ lâu đời, giúp làm ấm cơ thể và lưu thông mạch máu. Ngày nay, khoa học đã chứng minh quế có tác dụng cải thiện tuần hoàn, giảm đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 và giảm cholesterol máu.

4. Nho và rượu vang nho có thể giúp bảo vệ mạch máu, giảm cholesterol có hại và ngăn ngừa đông máu.

5. Táo gai (Crataegus laevigata) được sử dụng để điều trị bệnh tim trong nhiều thế kỷ và ngày nay nó vẫn còn được sử dụng phổ biến.

6. Hồng đài (Hibiscus sabdariffa) có tác dụng kiểm soát huyết áp, mức cholesterol máu giúp để ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

7. Hạt dẻ ngựa (Aesculus hippocastanum): Chiết xuất từ hạt dẻ ngựa có tác dụng tốt với một số vấn đề về tuần hoàn, trong đó có suy tĩnh mạch mạn tính.

8. Trà xanh (Camellia sinensis) là một thức uống từ xa xưa và loại thảo dược này được nhiều nghiên cứu chứng mình tác dụng ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.

9. Dong riềng đỏ (Canna edulis) được coi là “thần dược” cho người mắc bệnh tim mạch. Dùng trong dân gian từ xa xưa để điều trị các chứng tức ngực, khó thở do tim. Các nghiên cứu mới đây còn cho thấy tác dụng hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch. Củ dong riềng đỏ có thể được luộc ăn, thái lát sấy khô dùng dần hoặc làm miến.

Ăn tươi sống chống ung thư

Bệnh chuyển hoá do con
người tạo ra, là nguồn gốc gây ung thư. Muốn chữa bệnh, hãy “ăn sống, nhai kĩ, nuốt chậm”.

Bí ẩn công thức ăn phòng ung thư

Rau xanh tươi sống chiếm tỉ trọng lớn, tăng cá, giảm thịt và cơm theo nguyên tắc ăn sống, nhai kỹ, nuốt chậm.

Việt Nam có sâm tốt nhất thế giới, ‘khắc tinh’ của ung thư

Ít ai biết Việt Nam sở hữu loài sâm hiếm còn tốt hơn cả sâm Triều Tiên, Hàn Quốc, có tác dụng rất tốt với bệnh nhân ung thư.

Chạm mặt cây chữa ung thư mà không biết

Vườn nhà của mỗi gia đình có nhiều cây thuốc chữa bệnh thần kỳ nhưng ít ai biết.

TS Phùng Tuấn Giang