– Căng thẳng thi cử cộng thêm thời tiết nắng nóng dễ khiến các thí sinh mệt mỏi, đặc biệt dễ bị say nắng, nóng. Một vài cách đơn giản phòng, chống say nắng dưới đây sẽ giúp ích cho các thí sinh. 

Một thí sinh ở Đà Nẵng hôm qua đã bị ngất xỉu ngay trong buổi thi đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia. Ban tổ chức kỳ thi cho biết nguyên nhân có thể vì thời tiết quá nóng bức.

Hôm nay, tiếp tục ngày thi thứ 2 và được dự báo thời tiết trong cả nước vẫn nắng nóng và oi bức. Áp lực thi cử cộng thêm thời tiết như vậy dễ khiến các thí sinh mệt mỏi, đặc biệt dễ bị say nắng.

Một vài lời khuyên dưới đây sẽ giúp các thí sinh và gia đình biết cách phòng chống và cứu chữa say nắng.

Biểu hiện say nắng

Say nắng là một trường hợp cấp cứu, thường gặp trong mùa hè. Thời tiết nắng nóng gay gắt dễ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước và bị say nắng.

Nhẹ thì người bệnh cảm giác khó thở, mỏi mệt như sắp ngất, mặt đỏ, da
khô và nóng, các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh, các động tác chậm
chạp, thiếu chính xác, thậm chí sốt 38-39 độ C. Khi chuyển biến nặng có thể bị ảo giác, mờ mắt, buồn nôn, tiêu chảy, mê man…

Trong những ngày này, đối với các thí sinh và gia đình đưa đón con đi thi giữa thời tiết nắng nóng phải rất cẩn thận với khả năng bệnh xuất hiện đột ngột. Biểu hiện lúc đó là ngất đi ngã tại chỗ, co giật, mê man… Nếu không được cấp cứu nhanh chóng và có hiệu quả thì rất dễ tử vong.

Cách cứu chữa say nắng

Đối với những trường hợp nhẹ, cần nhanh chóng đưa người bệnh vào chỗ mát, thoáng gió và tìm cách giúp họ hạ thân nhiệt. Nới hết quần áo, nhúng khăn nước lạnh lau khắp cơ thể, đắp khăn mát lên trán, nếu cần có thể đắp vào nách, bẹn, ngâm bàn tay và cẳng tay vào nước mát.

Đồng thời, cho người bệnh uống nước chè đường, nước chanh, nước bột sắn và quạt nhẹ. Nên để người say nắng nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da hứng được càng nhiều gió càng tốt.

Nếu nạn nhân bị ngừng tim cần nhanh chóng xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt. Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực: dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/phút.

Trường hợp say nắng nặng, bệnh nhân phải được cấp cứu thật khẩn trương nhằm chống lại sự tăng nhiệt độ, mất nước và mất muối, chống trụy tim mạch và rối loạn thần kinh tại bệnh viện. Vì vậy, sau khi sơ cứu xong, phải nhanh chóng chuyển ngay người bệnh đến một cơ sở điều trị gần nhất để theo dõi và cứu chữa kịp thời.

Cách phòng chống say nắng

Khắc phục thời tiết, các phụ huynh cần sát cánh bên thí sinh để chăm lo từ việc di chuyển đến ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho con em mình.

Cụ thể, căn cứ vào lịch thi nên di chuyển phù hợp sao cho vừa tránh nắng nóng, vừa tránh ùn tắc. Thi xong buổi sáng, chờ thi buổi chiều, nếu không kịp về chỗ ở nên tìm chỗ mát, nhiều bóng cây để nghỉ ngơi. Nếu bắt buộc phải ra đường cần trang bị mũ nón cẩn thận.

Vào mùa nắng, thời tiết nóng cần uồng nhiều nước, nhưng tránh giải khát bằng thức uống vỉa hè mà nên chuẩn bị sữa, nước tinh khiết. Ăn các loại thức ăn mát, các loại rau củ quả chứa nhiều chất, đảm bảo chế độ ăn thích hợp, điều độ, đủ năng lượng. Nếu phải ăn bên ngoài nên tìm quán đảm bảo sạch sẽ, ăn nóng sốt.

Chuẩn bị trái cây tươi hoặc vitamin để bổ sung dinh dưỡng và chất xơ, tốt cho tiêu hóa của các thí sinh trong những ngày nóng nực này.

Ngoài việc các thí sinh nên mặc đồ thoáng mát thì các bậc phụ huynh cũng nên chuẩn bị đồ tránh nóng như ô dù, khăn ướt…

Dừa giải nhiệt, trị say nắng nóng

Dừa là cây trồng phổ biến ở miền Nam và miền Trung nước ta. Nước dừa giải khát bổ dưỡng trong ngày hè.

Hôn mê sâu do biến chứng của say nắng

Những ngày nóng nắng vừa qua, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch
Mai và Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội đã ghi nhận hai trường hợp
bị biến chứng nặng do say nắng.

Sĩ tử mùa thi ăn gì để thành công

Ăn uống phù hợp giúp não bộ được cung cấp dưỡng chất cần thiết để hoạt động ở mức cao nhất. Sĩ tử thi cử liên miên sẽ cần tới những thực phẩm tốt cho trí não.

9 thực phẩm giúp não bộ sĩ tử tập trung tốt hơn

Sắp bước vào mùa thi, các sĩ tử cần được tăng cường bổ sung dinh dưỡng để não bộ luôn có sức khỏe tốt. 

Để sĩ tử bền sức, minh mẫn mùa thi

Thay vì chế độ “học nhồi, ăn nhồi”, mùa thi đến gần các sĩ tử càng cần
chế độ sinh hoạt điều độ, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, tinh thần sảng khoái
và đặc biệt không quên bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trí não.

Đ.Bảo (tổng hợp)