Categories
Sức khoẻ

Nhịn ăn 49 ngày có kích thích sáng tạo, cải thiện sức khoẻ?

Vừa qua thông tin về doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ cùng một số người tham gia vào quá trình nhịn ăn lên tới 49 ngày khiến dư luận xôn xao. Cùng với đó là một số thông tin lưu truyền như nhịn ăn kích thích sự sáng tạo của bộ não, khiến cho cơ thể nhẹ nhõm, mắt tinh, tai thính…

Bác sĩ dinh dưỡng lên tiếng về phương pháp detox – thải độc cơ thể
Điều gì xảy ra với cơ thể khi detox bằng nước trái cây?
Phương pháp detox tự nhiên và an toàn

Chia sẻ với phóng viên, Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết việc thiền nhịn ăn 49 ngày là việc làm nguy hiểm và phản khoa học.

Trước đó, như một số phương tiện truyền thông đưa tin, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã thực hiện khóa thiền kết hợp nhịn ăn trong 49 ngày và chỉ uống nước mè đen rang. Sau quá trình nhịn ăn ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã giảm được 12kg và có nhiều thay đổi.

ThS. Lê Thị Hải cho rằng, một người bình thường nếu nhịn uống nước quá 5 ngày chắc chắn người đó sẽ tử vong, còn ở đây ông Vũ nhịn ăn nhưng vẫn uống nước mè đen rang thì vẫn có thể duy trì sự sống nhưng “Tôi lưu ý điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe”.

Về mặt khoa học, một người bình thường chỉ uống nước lọc và nhịn ăn thì vẫn có thể sống được vài tuần. Đằng này, ông Vũ vẫn uống nước mè đen rang, tức là không phải “nhịn hoàn toàn” bởi trong nước mè đen cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng như chất béo, chất đạm. Khi một người không nạp năng lượng từ bên ngoài vào để duy trì hoạt động cho cơ thể thì cơ thể tự khắc lấy năng lượng dự trữ ở mỡ và cơ để duy trì sự sống.

Nếu nhịn ăn lâu như vậy thì có nguy cơ gì đối với sức khỏe?
 
ThS Lê Thị Hải cho biết, nhịn ăn thời gian dài như vậy có nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Đầu tiên, hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng do các tuyến tiêu hóa vẫn liên tục tiết men tiêu hóa nhưng lại không được sử dụng dần dần sẽ teo đi. Khi chúng ta không cung cấp năng lượng cho cơ thể qua đường ăn uống thì cơ thể sẽ lấy năng lượng từ mỡ và cơ để hoạt động, từ đó sẽ dẫn đến hậu quả là cơ bị teo nhẽo, cơ thể sẽ dần suy kiệt.

Người mắc bệnh mạn tính càng không nên nhịn ăn – ThS. Hải khuyến cáo. Tùy vào thể trạng và bệnh tật của mỗi người, chúng ta kiêng khem một số loại thực phẩm. Như với người bị bệnh thận, hoặc suy thận cần kiêng muối, chất đạm, người bị tiểu đường cần hạn chế chất ngọt, chất đường bột… Ngay cả những người mắc bệnh mạn tính cũng không cần kiêng tuyệt đối 100% các loại thực phẩm nói trên, chúng ta chỉ ăn với lượng nhỏ. Với người bình thường cũng không nên nhịn ăn.

“Tôi đã chứng kiến rất nhiều người bình thường chỉ nhịn ăn sáng có thể bị viêm loét dạ dày”, ThS. Hải chia sẻ. Nhịn ăn là phương pháp phản khoa học, nếu người nào muốn giảm cân cần kết hợp ăn uống khoa học, với tập luyện thể dục thể thao. Cách nhịn ăn hoàn toàn 49 ngày là rất nguy hiểm.

Theo như một số người cùng tham gia quá trình nhịn ăn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ trên một số phương tiện truyền thông, thì khi nhịn ăn 7 ngày, người này có cảm giác mũi ngửi tinh hơn, mắt sáng hơn, tai thính hơn, người nhẹ nhõm hơn, thậm chí là đánh thức sự sáng tạo của bộ não. ThS Lê Thị Hải cho rằng, những thông tin này không có căn cứ khoa học. Nếu một người bình thường đang thừa cân, béo phì, khi nhịn ăn trong những ngày đầu sẽ có cảm giác nhẹ nhõm hơn vì họ đã giảm được một số cân nặng do chất béo được huy động để nuôi cơ thể. Nhưng nếu nói “mũi ngửi tinh hơn, mắt sáng hơn, tai thính hơn” hoàn toàn không đúng. Khi cơ thể thiếu năng lượng đầu vào, họ sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

ThS Lê Thị Hải khẳng định thông tin khi thiền kết hợp nhịn ăn sẽ “đánh thức sự sáng tạo của bộ não” là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Bởi não là một trong những bộ phận cơ thể cần gluco nhất, các cơ quan khác khi không có năng lượng do thức ăn đưa vào có thể huy động năng lượng từ mỡ, nhưng bộ não khi đốt cháy năng lượng cần gluco mới có thể hoạt động nhịp nhàng được. ThS Lê Thị Hải khuyên cần có chế độ ăn uống khoa học, muốn giảm cân cần kết hợp ăn uống khoa học với tập luyện thể dục thể thao.

Sự thật về sức khoẻ của Đặng Lê Nguyên Vũ sau 49 ngày thiền định

Tuy vậy, dường như tình hình sức khỏe của ông “vua cafe Việt” không đúng như lời bà Thảo nói.

9 lợi ích tuyệt vời của thiền

Tập thiền mang lại cho bạn những lợi ích tuyệt vời như cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện tâm trạng.

Bác sĩ thổi bay ung thư phổi: Rảnh là thiền

PGS.TS Đỗ Quốc Hùng bật mí tinh thần quyết định ít nhất 50% thành công trong điều trị ung thư. Không mấy khi ông để mình buồn, hễ rảnh là ông thiền.

Thiền nhiều tốt cho não

Các sách y học cổ cho rằng, ngồi thiền chẳng kém tập luyện, có tác dụng rèn luyện bộ não khi cơ bắp suy yếu, giúp cơ thể trở nên mạnh mẽ hơn.

DN Nhật mời thầy dạy thiền giảm stress cho nhân viên

Khi sự căng thẳng xuất hiện ngày càng nhiều nơi công sở, nhiều công ty tại Nhật Bản tổ chức các khóa học thiền, yoga để giảm trầm cảm cho nhân viên.

Theo Sức khỏe & Đời sống


Categories
Sức khoẻ

TS dinh dưỡng: Thiền nhịn ăn 49 ngày là hoang đường

– TS Từ Ngữ cho rằng, với người bình thường, chỉ uống nước mè đen và ngồi thiền trong suốt 49 ngày là hoang đường, phản khoa học.

Chuyên gia dinh dưỡng cả đời tránh đồ ngọt
Tiến sĩ dinh dưỡng ăn gà, cá cả xương

Những ngày qua, câu chuyện tranh chấp pháp lý giữa vợ chồng chủ thương hiệu cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo là tâm điểm chú ý của dư luận. Trong đó sức khoẻ của “vua cà phê Việt” được nhiều người quan tâm, nhất là sau tiết lộ của bà Thảo về 49 ngày ông Vũ ngồi thiền nhịn ăn trên đỉnh M’drăk (Đắk Lắk).

Thực tế, ông Vũ đã cùng một nhóm ngồi thiền trên M’drăk từ cuối 2013, thực phẩm duy nhất của cuộc “trường chinh” này chỉ là món nước mè đen.

Về góc độ sức khoẻ, TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam nhìn nhận: “Câu chuyện trên với một người bình thường là hoang đường. 49 ngày nếu vẫn ngồi thiền và chỉ uống nước mè đen, cơ thể sẽ mất ít nhất 20kg thể trọng, kèm theo đó là rối loạn điện giải, rối loạn chất. Vì thế ngày xưa, tuyệt thực dù uống nước cũng chỉ được 1 tuần”.

TS Từ Ngữ phân tích, nếu ngoài uống nước mè đen mà sử dụng thêm các thực phẩm khác thì đó là câu chuyện khác, còn nếu nhịn ăn hoàn toàn và chỉ uống nước mè đen trong suốt 49 ngày là phản khoa học với 3 lý do:

Thứ nhất, người cần có năng lượng, các chất dinh dưỡng để hoạt động. Khi nhịn ăn, chỉ uống nước và mè đen thì cung cấp rất ít chất dinh dưỡng, chỉ khoảng 20 kcal/ngày. Trong khi nhu cầu chuyển hoá tối thiếu 1 ngày (chỉ nằm thở) cũng ở mức 1.200 – 1.400 kcal.

“Nếu lại ngồi để thiền nữa thì sao đủ năng lượng cho cơ thể. Nếu không đủ, cơ thể phải lấy mỡ, lấy thịt ra đốt thành năng lượng nên sẽ sụt cân rất nhanh. Nếu chỉ ngồi vận khí mà không hoạt động, cơ bắp cũng teo dần đi”, TS Từ Ngữ giải thích.

Thứ hai, ngoài năng lượng, cơ thể còn cần vitamin và khoáng chất để phục vụ các chức năng hoạt động. Đơn cử nếu thiếu kali, tim có thể đập nhanh, huyết áp tăng, hoa mắt chóng mặt…

Nếu thiếu vitamin và khoáng chất lâu dài, chức năng của cơ thể sẽ kém dần, sau khi ngừng liệu trình, cơ thể có hồi phục hay không được hay không chưa rõ.

Thứ ba, bộ não cần có năng lượng, cần đường, nếu không có đường, cả chu trình chuyển hoá từ mỡ, từ protein tạo ra đường sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn. Nếu thiếu đường, não sẽ bị thiếu oxy, năng lượng, ảnh hưởng đến thần kinh.

“Thực vật không cần ‘ăn’ cũng có thể biến các chất vô cơ thành hữu cơ, còn con người không có khả năng này nên phải ăn. Do đó xét trên khía cạnh khoa học, việc nhịn ăn là hoang đường. Tuy nhiên, về mặt cá thể, có thể có những trường hợp khác thường”, TS Từ Ngữ thông tin.

Sự thật về sức khoẻ của Đặng Lê Nguyên Vũ sau 49 ngày thiền định

Tuy vậy, dường như tình hình sức khỏe của ông “vua cafe Việt” không đúng như lời bà Thảo nói.

Nhịn ăn 49 ngày có kích thích sáng tạo, cải thiện sức khoẻ?

Thông tin nhịn ăn kích thích sự sáng tạo của bộ não, khiến cho cơ thể nhẹ nhõm, mắt tinh, tai thính… Thực hư ra sao?

Ăn low-carb vừa ‘thiểu năng’ vừa suy thận

Đang ăn low-carb được 4 tuần, đùng cái cả phòng tôi nhận được tin sét đánh nói rằng ăn kiêng như vậy sẽ làm thiểu năng trí tuệ.

Thúy Hạnh


Categories
Sức khoẻ

Thiền chữa bệnh như thế nào?

Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh.

Thiền nhiều tốt cho não
DN Nhật mời thầy dạy thiền giảm stress cho nhân viên

Thiền tác động tới cơ thể như thế nào?

Các nhà khoa học hiện đại cho rằng sự biến đổi của môi trường, địa lý, thức ăn độc hại, hóa chất, virut, vi khuẩn xâm nhập… là tác nhân gây bệnh thứ nhất cho con người. Nhưng tác nhân này chỉ chiếm 10% nguyên nhân gây bệnh. Tác nhân thứ hai chiếm đến 90% nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể chính là từ bên trong mỗi chúng ta.

Thành phần nhỏ nhất của cơ thể con người chúng ta là các tế bào. Từ tế bào tạo thành mô, mô tạo ra cơ phận và các cơ phận tạo thành cơ thể hoàn chỉnh. Cũng như những tấm pin năng lượng, tế bào luôn đòi hỏi được nạp đầy và được cân bằng năng lượng điện áp trên màng tế bào của nó. Khi nguồn năng lượng bị thiếu hụt, tế bào sẽ bị mất cân bằng điện áp gây ra những sự xáo trộn trong hoạt động. Đó chính là các hiện tượng khi lao động chân tay lâu ta bị mỏi mệt và cơ thể đòi hỏi phải được nghỉ ngơi, ăn uống để nạp năng lượng tái tạo cho hoạt động khác của cơ thể. Nếu không được đáp ứng đầy đủ năng lượng trong một thời gian dài, các tế bào mất cân bằng điện tích làm tổn thương đến mô, cuối cùng dần dần gây bệnh cho một bộ phận nào đó trên cơ thể ốm bệnh, kiệt sức.

Đây chính là điểm cốt yếu mà thiền đưa vào vận dụng trong phương pháp tập luyện. Khi ngồi thiền, thu năng lượng giúp cơ thể tự điều chỉnh tái lập sự quân bình cho điện áp màng tế bào thì cơ phận được cân bằng, cơ thể sẽ dần từ yếu bệnh sẽ khỏe mạnh trở lại.

Cơ chế trị bệnh của thiền

Thiền là phương pháp bổ sung, hỗ trợ rất tích cực cho y học đương đại về lâu dài. Đối với các bệnh cấp tính, đòi hỏi tính khẩn trương kịp thời thì vẫn phải sử dụng đến y học đương đại và sau đó kết hợp với phương pháp thiền để điều chỉnh cơ thể quân bình đến tận gốc tế bào.
Người Ấn Độ và Ai Cập cổ đại đã phát hiện trên cơ thể người có hàng ngàn những điểm mà khi châm kim vào có thể chữa được hầu hết các bệnh.

Ngoài những kỳ huyệt và huyệt đặc biệt thì có khoảng 365 huyệt, nằm rải đều trên 12 đường kinh và 2 mạch lớn của cơ thể là mạch Nhâm và mạch Đốc, tạo ra một cấu trúc vận hành lưu thông khí huyết vô cùng tinh vi trong cơ thể con người. Khi các kinh mạch này lưu thông đều đặn, liên tục thì mọi bộ phận trong cơ thể tràn đầy sinh khí và người ta được khỏe mạnh, sống vui vẻ cân bằng.

Trong cuộc sống thường ngày chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy xã hội, phải lao động, học tập liên tục, đôi khi vì sức ép căng thẳng kéo dài cộng với những ô nhiễm môi trường xung quanh thâm nhập, guồng máy cơ thể đã phải hoạt động quá mức bình thường. Với một khoảng thời gian đủ dài tùy vào cơ thể mỗi người, sự mất cân bằng ngày càng gia tăng làm ách tắc hệ thống kinh mạch. Khi khí huyết không được lưu thông, một số bộ phận trong cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khí chất và dần dần cơ quan đó của cơ thể tất yếu sẽ sinh ra bệnh tật.

Sau khi khai mở các luân xa thì hệ thống kinh mạch bị ách tắc của cơ thể được khai thông, dinh dưỡng lại được cung cấp đầy đủ tới các cơ quan bị tổn thương, dần dần tạo lập lại sự quân bình cho toàn bộ cơ thể – đó chính là cơ chế trị bệnh của thiền.

Cách ngồi thiền

Ngồi thiền giúp bạn đưa tâm rong ruổi trở về hợp nhất với thân trong trạng thái tĩnh lặng. Bí mật của ngồi thiền là ngồi thở, ngồi chơi, không suy nghĩ, không tính toán, không mong cầu, không căng thẳng.

Ngồi thiền phải làm sao để toàn thân thật thoải mái, không đau nhức, không khó thở hay mệt mỏi. Thế ngồi thiền vững nhất là thế kiết già (hoa sen): Hai bàn chân chéo vào nhau, chân phải đặt trên bắp chân trái và chân trái trên bắp chân phải. Nếu cảm thấy không thoải mái với thế ngồi này, nên chuyển sang thế ngồi bán kiết già: Chỉ chân này chéo qua chân kia. Trong trường hợp không ngồi được cả 2 tư thế trên thì có thể ngồi tư thế thật thoải mái, giữ lưng thẳng, thả lỏng toàn thân, hai tay đặt ngửa trên đầu gối trong tư thế thiền.

Khi ngồi thiền chú ý không cưỡng ép cơ thể ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực gây căng thẳng cho lưng. Điều mấu chốt của ngồi thiền là lưng thoải mái. Bởi hai bên sống lưng là hai luồng năng lượng, có những dây thần kinh và nhiều huyệt mạch điều khiển tất cả hoạt động trong cơ thể. Khi ngồi đúng, thì năng lượng trong cơ thể mới lưu chuyển cho tâm thức thông suốt và mạnh khỏe.

Trong khi ngồi thiền, không được động đậy. Ngồi thiền là để tâm trí được thảnh thơi, an lạc và hạnh phúc. Nếu một bộ phận nào đó của cơ thể cảm thấy khó chịu, đau nhức, quá sức chịu đựng thì có thể xả thiền để thay đổi tư thế. Tốt nhất nên xả thiền đứng dậy, đi lại từng bước chậm rãi.

Ngồi thiền, có người ví như ngồi chơi bên bờ sông và tâm thức giống như một dòng sông. Ngồi thiền đúng cách giúp tâm sáng suốt nên có thể thấy rõ mọi hoạt động trong tâm ý. Tâm ý tự đến, dù hạnh phúc hay buồn khổ, dù an lạc hay bất an cũng không xua đuổi, không bám víu. Bạn giữ cho tâm ý yên như hồ nước lặng, để cảm nhận rõ nhất con người mình.

Theo các nhà tâm lý, việc ngồi thiền có thể giúp con người kiềm chế cảm xúc và lạc quan hơn. Các công trình nghiên cứu y học hiện đại cũng chứng minh: Thiền mang lại nhiều tác động tích cực, giúp giảm stress, bình ổn huyết áp, giảm cholesterol và hoạt chất cortisol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch và khả năng sáng tạo…

Như vậy, thiền là một cách tập luyện giúp cho tâm trí được thanh tịnh hơn. Khi cuộc sống có quá nhiều những lo lắng, căng thẳng dẫn đến tâm bệnh thì thiền sẽ giúp cho chúng ta bớt suy nghĩ hơn. Thiền bù đắp những năng lượng đã bị thiếu hụt. Trong quá trình chúng ta ngồi thiền, tâm trí và thể lực đều được tác động. Nhưng không phải ai ngồi thiền cũng có thể chữa được bệnh, để thiền chữa được bệnh, thì cần phải thoát được khỏi những suy nghĩ lo toan, tiêu cực, mà điều này không hề đơn giản.

Để có thể thực hiện được thiền chúng ta cần có một không gian thực sự yên tĩnh, không có bất cứ một hoạt động nào, nơi có ít người qua lại như vậy sẽ không bị ảnh hưởng trong quá trình ngồi.

Mỗi ngày chúng ta nên ngồi khoảng một giờ, kết hợp với chế độ ăn hạn chế các chất độc hại. Xen kẽ các bữa ăn thanh tịnh không thịt, dầu mỡ để cơ thể được thanh lọc.

Khi đã bắt đầu vào ngồi thiền, tuyệt đối không nên nghĩ ngợi bất cứ một điều gì. Mọi suy nghĩ đều phải loại bỏ ra khỏi tâm trí như vậy thì hiệu quả đạt được mới cao.

Không phải lúc nào các biện pháp chữa bệnh bằng thuốc cũng có tác dụng như ý muốn, đôi khi những căn bệnh không phải từ thể trạng mà xuất phát từ trong tâm thức của mỗi bệnh nhân, thế nên khi muốn điều trị thì chúng ta cũng phải dựa trên yếu tố đó để thực hiện. Điều đó sẽ được khắc phục nếu bạn thực sự hiểu và áp dụng cách ngồi thiền chữa bệnh ngay bây giờ. Để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi phải có vốn hiểu biết và một người chỉ dẫn đúng phương pháp thì bạn sẽ tiết kiệm được tiền bạc, thời gian mà quan trọng đó là không bị ảnh hưởng sức khỏe do tập sai phương pháp.

TS dinh dưỡng: Thiền nhịn ăn 49 ngày là hoang đường

TS Từ Ngữ cho rằng, với người bình thường, chỉ uống nước mè đen và ngồi thiền trong suốt 49 ngày là hoang đường, phản khoa học.

Sự thật về sức khoẻ của Đặng Lê Nguyên Vũ sau 49 ngày thiền định

Tuy vậy, dường như tình hình sức khỏe của ông “vua cafe Việt” không đúng như lời bà Thảo nói.

9 lợi ích tuyệt vời của thiền

Tập thiền mang lại cho bạn những lợi ích tuyệt vời như cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện tâm trạng.

Bác sĩ thổi bay ung thư phổi: Rảnh là thiền

PGS.TS Đỗ Quốc Hùng bật mí tinh thần quyết định ít nhất 50% thành công trong điều trị ung thư. Không mấy khi ông để mình buồn, hễ rảnh là ông thiền.

Theo Sức khỏe và Đời sống