Categories
Sức khoẻ

Bé gái 8 tháng hôn mê do uống oresol pha sai tỉ lệ

– Sau 2 ngày uống oresol tại nhà, bé gái 8 tháng tuổi được chuyển vào BV Nhi cấp cứu trong tình trạng rối loạn ý thức, li bì.

BS Ngô Anh Vinh, khoa Cấp cứu – Chống độc, BV Nhi TƯ cho biết, bé Nguyễn Thu An (8 tháng tuổi, Hà Nội) vào viện khám từ 1/4 do sốt cao, đi ngoài liên tục gần 20 lần/ngày.

BS chẩn đoán bệnh nhi mắc tiêu chảy cấp do rotavirus, kê đơn thuốc để điều trị ngoại trú đồng thời hướng dẫn cách bù nước điện giải cho trẻ bằng oresol và men tiêu hóa.

Tuy nhiên, sau 2 ngày điều trị, tình trạng tiêu chảy của trẻ vẫn không thuyên giảm, trẻ lơ mơ, ngủ nhiều. 

Đến ngày 3/4, gia đình đưa trẻ vào BV cấp cứu trong tình trạng rối loạn ý thức, li bì. Sau khi khám và làm xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán cháu bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nặng do tăng natri máu (hàm lượng muối trong máu tăng cao).

Theo BS Vinh, tăng natri máu là dấu hiệu của mất nước trong tế bào, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng thần kinh nguy hiểm và có thể gây teo não. Các triệu chứng thần kinh lâm sàng thường gặp gồm: Mệt mỏi, rối loạn tri giác, hôn mê, co giật.

“Nguyên nhân dẫn tới tăng natri máu trong trường hợp này là do gia đình đã pha oresol không đúng cách”, BS Vinh chia sẻ.

Sau 2 ngày bù dịch bằng đường tĩnh mạch và kết hợp điều trị tăng natri máu, trẻ đã tỉnh táo, dấu hiệu mất nước giảm, nồng độ natri về giới hạn bình thường. Tuy nhiên bác sĩ lưu ý, về lâu dài phải đánh giá lại xem có tổng thương thần kinh hay không.

Có thể tử vong nếu uống quá đặc

Theo BS Vinh, oresol là loại thuốc giúp bù nước rất hiệu quả, được khuyến cáo cho những trường hợp trẻ bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, sốt cao…

Oresol được pha đúng và uống đúng cách sẽ giúp bù lại lượng nước đã mất, giúp trẻ phục hồi.

Tuy nhiên, khoa Cấp cứu – Chống độc, BV Nhi từng tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu do uống oresol không đúng cách.

Hay gặp nhất là trường hợp phụ huynh sợ oresol có mùi vị khó chịu, con không chịu uống nên pha thật đặc với lượng nước rất ít.

“Việc này đã vô tình gây nguy hiểm cho trẻ bởi nếu oresol được pha quá đặc sẽ khiến trẻ nạp quá nhiều muối (natri) từ oresol vào cơ thể khiến lượng muối trong máu tăng cao. Nguy hiểm hơn, hàm lượng muối trong máu quá cao có thể gây ra các triệu chứng như: co giật, hôn mê và dẫn đến các tổn thương não nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong”, BS Vinh khuyến cáo. 

Ngược lại, những trường hợp pha oresol quá loãng sẽ làm giảm hiệu quả bù nước cũng như điện giải của oresol.

BS Vinh lưu ý, khi pha oresol, cha mẹ tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định, không “ước lượng”, “áng chừng” hoặc đong bằng các dụng cụ đo lường không chính xác.

Sau khi pha dung dịch với nước phải uống hết trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ nên bỏ đi và pha gói mới. Tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh cho trẻ uống dần.

Không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng và không đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.

Tuyệt đối không được cho thêm đường, không pha với sữa, nước trái cây, nước ngọt…, hoặc làm theo ý riêng của mình để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Khi xuất hiện dấu hiệu như trẻ thay đổi ý thức: lơ mơ, li bì, mệt mỏi, nôn nhiều,  bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè. Bình quân mỗi trẻ em dưới ba tuổi mắc từ một đến ba đợt tiêu chảy trong một năm. Vậy, cách phòng ngừa và trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em như thế nào.

Phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ

Đối với trẻ bị tiêu chảy, trong bữa ăn hàng ngày nên tăng cường nhiều đạm và giàu năng lượng cho bé, vì ăn nhiều giúp bé đi tiêu nhiều đồng thời mau hồi phục lại sức khỏe.

Tiêu chảy cấp và cách điều trị

Tiêu chảy cấp gây tình trạng mất nước và điện giải ở các mức độ khác nhau kéo dài dưới hai tuần. Tiêu chảy cấp kéo dài trên 2 tuần chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn hấp thu gây suy dinh dưỡng.

Các bài thuốc dân gian điều trị tiêu chảy

Tiêu chảy thường khiến bệnh nhân mệt mỏi, tình trạng sức khỏe xuống cấp nhanh chóng. Nếu điều trị không hợp lý có thể dẫn tới kiết lị và tử vong trong thời gian rất ngắn. 

8 chiêu thức trị tiêu chảy tại nhà cực đơn giản

Khi bị tiêu chảy, bạn nên tránh các sản phẩm từ sữa. Thay vào đó, nên ăn cơm, ngũ cốc, khoai tây luộc (không ăn khoai tây chiên), bột sắn, cà rốt.

Thúy Hạnh


Categories
Sức khoẻ

Like Facebook trong nhà vệ sinh có thể chịu kết thảm

Rất nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng, chỉ 5 phút để like và bình luận Facebook trên điện thoại trong phòng tắm cũng khiến bạn hứng chịu nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Theo nhà sinh vật học Paul Matewele thuộc Đại học Metropolitan London, bồn bệt, vòi nước, hay bồn rửa đầy rẫy các vi trùng gây bệnh nguy hiểm. 

Chúng bao gồm cả E.coli – gây ra bệnh đường ruột và nhiễm trùng đường tiểu; acinetobacter, có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp truyền nhiễm; C.diff., gây tiêu chảy.

Theo các nhà nghiên cứu, phòng tắm nói chung là một trong những nơi tồi tệ nhất khi bạn dùng điện thoại bởi mầm bệnh sẽ lây lan khắp mọi nơi. Đưa điện thoại vào phòng tắm đặc biệt nguy hiểm khi bạn liên tục chạm vào điện thoại và sau đó đặt nó trên bàn ăn.

Chuyên gia Emily Martin, thuộc Trường Y tế Công cộng (Đại học Michigan, Mỹ) cho biết: “Mọi người luôn luôn mang điện thoại di động kể cả trước lúc rửa tay để làm việc gì đó”.

Tính riêng điện thoại di động đã đủ gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Ví như dùng chung, chia sẻ điện thoại không hề được khuyến cáo đặc biệt trong mùa cúm. Virus có thể sống sót trên bề mặt của nó trong suốt 8 giờ.

Các loại virus như virus cúm sẽ chết trong vòng vài phút khi ở bên ngoài cơ thể con người, nhưng lại sống sót lâu hơn trên bề mặt khô. MRSA, một loại vi khuẩn kháng kháng sinh thông thường cũng có thể tồn tại trên bề mặt kiểu này trong suốt 9 ngày.

Các chuyên gia y tế cũng đã cảnh báo rằng, điện thoại di động dễ làm lây lan virus vì người dùng liên tục tiếp xúc với bề mặt thiết bị.

Để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan, điện thoại di động cần giữ trong túi hoặc túi nơi được bảo vệ tránh khỏi bị ô nhiễm. Với những người thích ‘tự sướng’ bằng điện thoại trong phòng tắm, chuyên gia sức khỏe khuyên cần rửa tay trước và sau khi vào nhà vệ sinh. Cũng nên định kỳ lau điện thoại bằng chất diệt khuẩn.

Trẻ bị rối loạn hành vi khi dùng điện thoại, xem ti vi quá nhiều

Khi thấy trẻ có biểu hiện giật mắt, giật miệng liên tục, nhiều bậc cha mẹ, cô giáo thường mắng trẻ nhưng không ngờ chính việc đó làm trẻ căng thẳng, khiến chứng bệnh nặng hơn.

Bức xạ điện thoại di động có thể gây ung thư não

Không nên để điện thoại trong túi quần, túi áo, giữ điện thoại càng cách xa cơ thể càng tốt.

Điều dưỡng “nghịch” điện thoại gần 4 tiếng không biết lướt web?

Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Thành (Hải Dương) cho biết, điều
dưỡng Đồng Văn Công là người không hề biết facebook hay lướt web.

Thiết bị di động giúp bà bầu tự kiểm tra sức khỏe thai nhi

Nhóm các nhà khoa học Ba Lan đã phát triển thành công thiết bị cầm tay có tên gọi là Pregnabit, cho phép phụ nữ mang thai có thể tự kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Thái An (Theo Techtimes)