Categories
Sức khoẻ

10 loại rau và trái cây không đường tốt cho sức khỏe

Nếu bạn sợ ăn ngọt hoặc kiêng đường thì đây là những thực phẩm bạn nên có trong bữa ăn của mình.

Ăn nhiều rau củ chứa nitrat làm tăng nguy cơ gây ung thư tụy
Rau củ nào nhất định phải nấu chín mới tốt?
Cách phân biệt rau củ quả Trung Quốc và Đà Lạt

Những người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyên dùng rau củ quả và trái cây làm thực phẩm thay thế. Nhưng không phải loại rau hay trái cây nào cũng có thể sử dụng thoải mái bởi có rất nhiều loại rau củ, đặc biệt là hoa quả có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho người đang mắc bệnh cần phải kiêng đường.

Dưới đây là những loại rau quả được coi là siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe, quan trọng là chúng không có hoặc rất có ít đường.

Rau diếp

Một trong những loại rau không chứa đường và cực kỳ phổ biến trong đời sống là rau diếp. Chúng vừa giòn, rất mát và thường được sử dụng trong các món sa lát. Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên những người muốn giảm béo uống rau diếp xay, nó có thể làm giảm vòng eo của bạn một cách nhanh chóng.

Rau diếp hay còn được gọi là xà lách là nguồn thực phẩm đặc biệt nhằm tăng cường sức khỏe bởi chúng có khả năng làm tăng hệ miễn dịch vì đây là thực phẩm rất giàu folate, mangan và sắt. Ngoài ra xà lách còn chứa các vitamin B thiết yếu cho cơ thể và những vitamin khác như A, C, D, E và K. Rau diếp có chứa khoảng 0,8 g đường mỗi 100 g, ít hơn 20 lần so với đường trong một cái bánh nhỏ.

Măng tây

Măng tây là một thực phẩm rất tốt không chỉ cho người bình thường mà nó còn có nhiều tác dụng phòng và chữa nhiều loại bệnh. Măng tây có nhiều vitamin A, C, E, K, B6 và các khoáng chất như sắt, đồng, folate, rất giàu protein, không chứa chất béo, hầu như không có đường.

Trong thành phần của nó có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng có lợi cho cơ thể. Các chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng măng tây như một thực phẩm giúp lợi tiểu, bổ thận, giúp kiểm soát đường huyết và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Bông cải xanh

Bông cải xanh rất nhiều vitamin A, C, D, E, K, chất xơ, canxi và các chất dinh dưỡng khác như sắt, phốt pho, kẽm và kali, loại rau này hầu như không có chất béo và ít đường.

Ngoài ra bông cải xanh còn chứa chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do nảy sinh bệnh tật, mới đây nó còn được chứng minh giúp phục hồi và tái tạo làn da. Hợp chất sulforaphane có trong bông cải xanh còn giúp điều hòa hàm lượng đường trong máu . Chính vì nhiều dưỡng chẩt quan trọng cần cho cơ thể như vậy nên bông cải xanh được coi là siêu thực phẩm đối với sức khỏe.

Cải brussel

Đây là một trong những loại rau không đường và ít chất béo được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng cho người ăn kiêng và tiểu đường. Cải brussel còn có đặc tính chống ung thư do hợp chất có trong nó. Chính vì lẽ đó, nên đưa cải brussel vào thực đơn của người tiểu đường.

Bắp cải

Cũng thuộc họ cải, đây là loại rau phổ biến và hữu ích cho sức khỏe bởi nó có nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Bắp cải rất giàu vitamin A, C, D, E và K, các khoáng chất như canxi, sắt, magiê, kẽm và natri. Đặc biệt trong bắp cải có hàm lượng chất béo và đường rất thấp.

Bưởi 

Bưởi được cho là một trong những loại quả thuộc họ cam quýt, rất giàu vitamin C. Hàng ngày bổ sung thực phẩm có vitamin C cho bệnh nhân tiểu đường là một lựa chọn không tồi bởi vitamin C ngoài tăng cường hệ miễn dịch, còn giúp phòng chống các bệnh như ho, cảm cúm. Nó còn được coi là “thần dược” trong giảm cân bởi nó chứa 0% chất béo.

Quả bơ

Một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất được biết đến chính là bơ, nó được mệnh danh là một “thực phẩm hoàn chỉnh” của các nhà dinh dưỡng. Quả bơ ít đường, chứa chất béo đơn không bão hòa- là loại chất béo rất tốt cho cơ thể, nó chứa gần 20 loại vitamin và chất khoáng như vitamin E, A, K, B6 , C chất khoáng như kali, đồng, folate, hay protein. Bơ được biết đến có nhiều lợi ích cho sức khỏe nên đừng bỏ qua nguồn thực phẩm tốt này nhất là với người bệnh.

Đu đủ

Với hợp chất papain có trong đu đủ giúp tăng cường hệ tiêu hóa, vitamin Avà carotene giúp đu đủ trở thành loại thực phẩm có đặc tính phòng ngừa ung thư. Với hàm lượng natri thấp, có chất chống oxy hóa, và mới đây người ta còn phát hiện ra đặc tính của đu đủ là có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, các chỉ số ure, cholesterol, cretinin và axit uric rất hữu hiệu.

Cà chua

Đây là một trong những loại quả được tranh cãi nhiều nhất, là nên xếp cà chua là rau hay trái cây bởi nó là một trong những loại quả vừa có thể ăn sống lại vừa có thể nấu chín. Điều chắc chắn là cà chua ít chất béo và hầu như không có đường.

Chúng chứa một lượng lớn vitamin K rất cần thiết để xây dựng và củng cố hệ xương. Nó kích thích osteocalcin – một loại protein không chứa collagen của xương, làm tăng canxi gíup xương chắc khỏe. Hàm lượng vitamin A dồi dào của cà chua giúp phòng bệnh quáng gà , hợp chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch….

Củ cải đỏ

Củ cải đỏ giúp chữa trị và ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Đây là một trong những loại thực phẩm ít đường, nhiều các khoáng chất như kali, sắt, chất xơ, hợp chất chống oxy hóa mạnh gọi là betanin. Hợp chất betanin trong củ cải có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và giải độc. Mặc dù củ cải có vị ngọt nhưng người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn củ cải đường mà không làm trầm trọng thêm bệnh.

Trên đây là những thực phẩm tuyệt vời với người bệnh tiểu đường và những người ăn kiêng đường bởi chúng rất ít hoặc không có đường. Hãy bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn ngay hôm nay để kiểm soát mức độ đường trong máu của bạn bằng các loại rau củ, trái cây.

Người tiểu đường có cần cấm tuyệt đối ăn trái cây ngọt?

Trái cây là một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể, giúp hạn chế sự tăng đường máu sau khi ăn ở bệnh nhân đái tháo đường.

Những loại trái cây mùa thu chống ung thư

Bốn loại quả mùa thu này đều có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, và đặc biệt có thể ngăn ngừa hay chữa ung thư.

Muốn khỏe đẹp đừng quên ‘nạp’ trái cây có múi

Những trái cây đầy màu sắc như cam, quýt ngoài việc đem lại vitamin C, chúng còn là loại thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Những loại trái cây cực tốt cho người bị viêm gan B

Người mắc bệnh viêm gan B thường chán ăn, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Vậy nên ăn gì để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh?

Những loại hạt trái cây cực tốt nhưng bạn thường bỏ đi

Với một số loại trái cây, sẽ rất lãng phí nếu vứt bỏ hạt vì chúng thực sự rất tốt cho sức khoẻ của bạn.

Theo Sức khỏe và Đời sống


Categories
Sức khoẻ

Muốn sống thọ, khoẻ mạnh hãy tập thói quen này ngay

Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ.

Chúng ta đều muốn sống lâu hơn. Một cuộc đời khỏe mạnh cũng có nghĩa là có thêm thời gian để làm điều chúng ta muốn làm và sống bên những người ta yêu thương.

Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ. Sau đây là một số mẹo dễ dàng mà bạn có thể áp dụng:

Tập thể dục đều đặn hàng ngày

Nhà nghiên cứu về thuốc và lão hóa Jay Olshansky từ Đại học Chicago bang Illinois, cho rằng thực sự tồn tại một suối nguồn tươi trẻ, đó chính là thể dục. Hãy đi lại. Đứng dậy khỏi ghế và đi thăm hàng xóm. Hãy bước nhanh lúc đi dạo.

Thể dục tốt cho xương cốt, làm cơ bắp nở nang, gia tăng sự cân bằng và làm cho trí tuệ sắc bén hơn, giúp bạn ở trong một tâm trạng tốt – và những ích lợi này có thể thấy ngay khi bạn bắt đầu tập luyện.

Ngủ ngon giấc

Không bao giờ đánh đổi một tiếng ngủ để làm việc. Thời gian đó sẽ tích dồn và quay trở lại ám ảnh bạn vào một lúc nào đó. Ngủ là cách để cơ thể tự chữa lành, khi bạn tự tước đoạt giấc ngủ của mình, bạn cũng tước bỏ đi quyền tự chữa lành của cơ thể. Cho nên đừng có tiết kiệm giấc ngủ. Hãy cho cơ thể sự nghỉ ngơi mà nó cần.

Thêm chất xơ vào trong các bữa ăn hàng ngày

Nếu bạn muốn một ngày tốt lành, bạn có thể bắt đầu ngày của mình đúng cách. Ăn ngũ cốc nguyên cám như yến mạch vào buổi sáng. Chế độ ăn này sẽ giúp bạn có mức đường huyết ổn định trong suốt cả ngày.

Đường huyết cao thường xuyên có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, và như thế sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa. Tiểu đường là một chứng bệnh tốn kém và bắt bạn phải thay đổi cuộc đời cho nên bạn phải tránh nó bằng mọi giá.

Hãy thêm những rau quả nhiều chất xơ vào trong các bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa của bạn, làm cho ruột cử động dễ hơn. Nó cũng quét sạch cholesterol xấu và đẩy chúng ra khỏi cơ thể của bạn.

Thường xuyên giao lưu với bạn bè

Đừng bao giờ để mất liên lạc với bạn bè và những người yêu thương khi bạn vẫn còn đang làm việc. Hãy giữ quan hệ vì nó sẽ giúp bạn tránh bị trầm cảm, một căn bệnh phổ biến ở những người về hưu. Hãy tiếp tục gia tăng các mối quan hệ xã hội vì đây là lúc bạn cần gia đình và bạn bè nhất trong cuộc đời. Họ sẽ mang lại tiếng cười cho cuộc đời bạn.

Vệ sinh răng miệng thật sạch

Đại học New York đã thực hiện một nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc làm sạch kẽ răng hàng ngày với việc có một hệ thống huyết mạch khỏe mạnh. Làm sạch kẽ răng giúp giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng. Vi khuẩn không thể chỉ gây ra bệnh về nướu mà còn có thể xâm nhập vào máu và làm cho máu bị viêm nhiễm.

Viêm nhiễm trong hệ thống huyết mạch dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vì nó làm dày thành mạch máu và ngăn cản dòng huyết mạch lưu thông bình thường. Tốt nhất hãy chải răng hai lần một ngày.

Giữ cho mình luôn năng động – kể cả sau tuổi 60

Hầu hết mọi người, khi đến tuổi nghỉ hưu thì đều cảm thấy rằng họ cần nghỉ ngơi. Thế nên, họ hay ở nhà. Đây là nguy cơ phát triển một loạt các chứng bệnh như tim mạch, viêm khớp và béo phì. Đã có những bằng chứng cho thấy những người nghỉ hưu mà đột ngột ngừng lại mọi loại hoạt động có tỉ lệ mắc bệnh béo phì và tim mạch cao hơn so với những người khác.

Cho nên cách tốt nhất để đảm bảo bạn có thể sống thọ hơn là hãy giữ sự năng động ngay cả khi bạn đã qua tuổi 60.

Ở Italia, những người nghỉ hưu không bao giờ quanh quẩn trong nhà cả ngày mà họ làm vườn, trồng rau, trồng nho. Nếu bạn thấy công việc nhà nông không thích hợp với mình, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện khác thứ giúp bạn luôn năng động và sẵn sàng.

10 năm ung thư gan vẫn sống khỏe: ‘Thần dược’ đu đủ Mỹ

Dùng hoạt chất trong cây đu đủ vùng Đông Mỹ, mỗi tháng BS Lê chỉ tốn 2-3 triệu đồng.

Cụ bà U90 sống khỏe nhờ chống đẩy mỗi ngày

Ở tuổi 88, cụ bà Nguyễn Thị Vân (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn vô cùng dẻo dai, hăng say làm việc.

6 mẹo giúp đệ nhất phu nhân Michelle Obama sống khỏe

Bạn hãy làm theo những mẹo đơn giản sau của đệ nhất phu nhân Michelle Obama, người vợ yêu của Tổng thống Mỹ Obama để luôn khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày nhé.

Bí quyết sống khỏe của tiến sĩ đạt giải Nobel Y học

TS Louis Ignarro, người được trao Giải Nobel Y học năm 1998 và TS Nguyễn Thắng, Chủ tịch Herbalife khu vực Việt Nam – Thái Lan – Campuchia đã có những chia sẻ về bí quyết cho một lối sống lành mạnh.

Ăn như thế nào để sống khỏe?

Tuổi tác càng cao, người cao tuổi càng trở nên “khó chiều”, sự suy yếu không chỉ về sức khỏe mà cả về tâm lý.

(Theo SK&ĐS)


Categories
Sức khoẻ

5 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới với hơn 50 triệu dân chịu ảnh hưởng của căn bệnh này, ước tính đến năm 2025 sẽ có thêm 30 triệu người mắc bệnh.

Dưới đây là 5 cách giúp bạn kiểm soát bệnh nguy hiểm này:

1. Ăn thường xuyên và không bỏ bữa

Cơ thể con người rất thông minh. Khi chúng ta ăn ít hơn, cơ thể sẽ chuẩn bị để tích trữ nhiều hơn. Khi chúng ta ăn nhiều hơn, cơ thể tập trung vào việc thay đổi dòng phân phối các chất.

Mặc dù chức năng này có lợi cho sức khoẻ nhưng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, điều này có thể làm tăng mức đường trong máu và có thể gây ra các tình trạng khẩn cấp, như sốc hạ đường huyết. Đó là lý do tại sao bạn nên thực hiện một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, ăn các bữa nhỏ trong ngày và không bao giờ bỏ bữa.

2. Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn

Chế độ ăn giàu chất xơ có nhiều lợi ích. Các chất không hòa tan có trong gạo nâu, hạt và vỏ của các loại trái cây giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

Các chất hòa tan trong táo, yến mạch và các loại hạt giúp giảm cholesterol và tăng lượng đường trong máu. Chất xơ làm bạn cảm thấy no nhanh hơn, ngăn bạn không ăn quá nhiều, một tình trạng đáng lo ngại ở người bị tiểu đường.

3. Sáng ăn no và tối ăn ít

Có một câu nói – “Hãy ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như một người bình thường, và ăn tối như một người ăn xin”. Lời khuyên này là tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tiểu đường Týp 2.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn bữa sáng lớn giàu protein và ít carbs, ăn ít vào bữa tối giúp điều chỉnh lượng đường tự nhiên trong máu. Điều này ngăn ngừa các giai đoạn tăng đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

4 Tập thể dục đều đặn

Đây là thói quen mang lại lợi ích kép. Thứ nhất, tập thể dục giúp duy trì sức khỏe và kiểm soát béo phì, phòng tránh các bệnh như tiểu đường. Thứ hai, tập thể dục làm giảm tác dụng phụ của bệnh tiểu đường. Đó là lý do tại sao nên tập thể dục ít nhất 30 phút hàng ngày.

5. Ăn thực phẩm chứa carb giải phóng chậm, protein, chất béo lành mạnh và nhiều trái cây và rau củ

Một chế độ ăn uống cân bằng với những thay đổi nhất định là cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường. Những thay đổi bao gồm loại bỏ tất cả các thực phẩm chứa carbs giải phóng nhanh ra khỏi chế độ ăn kiêng, như bánh mì trắng, gạo, khoai tây.

Kết hợp ăn các thực phẩm chứa carb chậm giải phóng mà không làm tăng lượng đường trong máu, như ngũ cốc nguyên hạt, các cây họ đậu. Thêm vào đó, chế độ ăn uống của bạn cần phải có nhiều protein ít béo (pho mát, trứng, sữa chua, đậu nành), các chất béo lành mạnh (bơ và quả hạch), các loại trái cây và rau củ có nhiều chất xơ (như quả mọng và bông cải xanh). Nhưng tránh ăn trái cây như cam, xoài, và dưa hấu vì chúng giàu fructose.

 

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường gây ra những hậu quả nặng nề khi đường huyết luôn nằm trong vùng nguy hiểm và được các chuyên gia nội tiết xếp ở vị trí thứ 5 gây tử vong cho toàn nhân loại.

Mẹo kiểm tra biến chứng bàn chân tiểu đường tại nhà

Biến chứng bàn chân do tiểu đường có biểu hiện sớm nhất là tê bì chân tay. Tuy nhiên, theo TS. Gerry Gayman, người bệnh chỉ mất 6 giây mỗi ngày để có thể phát hiện sớm biến chứng này tại nhà trước khi có cảm giác tê bì.

Cái chết không báo trước của những bệnh nhân tiểu đường

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) ban đầu bệnh có diễn biến âm thầm nhưng khi nặng lại nhanh chóng gây ra nhiều biến chứng nặng nề như: mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não và bệnh lý tim mạch…

Đang khỏe mạnh sao vẫn mắc tiểu đường, mỡ máu?

Không có biểu hiện bất thường nào, vẫn ăn uống, đi lại và làm việc bình thường, nhiều người bỗng ‘ngã ngửa’ khi phát hiện mình mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính như tiểu đường mỡ máu khi kiểm tra sức khỏe định kì.

Bạn sẽ mắc tiểu đường nếu quen ăn uống kiểu này

Thói quen ăn uống chính là yếu tố nguy cơ lớn dẫn tới bệnh tiểu đường bên cạnh yếu tố tuổi tác, di truyền.

7 thực phẩm thông thường người bệnh tiểu đường nên tránh

Khi bị tiểu đường, bạn nên tránh những thực phẩm dưới đây vì chúng có thể khiến các triệu chứng tiểu đường trở nên trầm trọng.

(Theo Sức khỏe và Đời sống)