– Trứng là thực phẩm phổ biến trong mỗi gia đình nhưng loại trứng nào nhiều dưỡng chất và ít cholesterol nhất?

Trứng là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khoẻ, như giàu betaine và choline rất tốt cho tim mạch. Trứng cũng  chứa nhiều vitamin D, giúp ngăn ngừa loãng xương và bệnh còi xương.

Do có hàm lượng protein cao, ăn sáng với trứng có thể giúp giảm ăn trong các bữa kế tiếp, giúp giảm cân.

– Trứng gà: Đây là loại trứng phổ biến và được tiêu thụ nhiều nhất hiện nay. Trong 100g trứng gà cung cấp 149 kcal, chứa 14,8g protein; 11,6g lipid; 700mcg vitamin A; 55mg canxi; 2,7mg sắt; 1,29mcg vitamin B12; 147mg choline; 425mg cholesterol… 


– Trứng ngỗng
: 100g trứng ngỗng cung cấp 161kcal, chứa 13g protein; 14,2g lipid; 360mcg vitamin A; 60 mg canxi; 210mg photpho; 3,2mg sắt; 0,15mg vitamin B1; 0,3mg vitamin B2; 0,1mg vitamin PP, 852g cholesterol…

– Trứng vịt: 100g trứng vịt cung cấp 185 kcal, 12,8 g protein; 13,8g lipid; 360mcg vitamin A; 71mg canxi; 146mg natri; 222mg kali; 3,9mg sắt; 185mg choline; 220mg photpho; 263mg choline; 5,4mcg vitaminB12; 884 mg cholesterol…

Như vậy, so với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn nhưng lại có lượng lipid cao hơn. Hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng chỉ bằng 1/2 so với trứng gà.

Do đó, phụ nữ có thai nên tẩm bổ bằng trứng gà thay cho trứng ngỗng sẽ tốt hơn, dễ tiêu hơn. Ngoài ra trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid không có lợi cho sức khỏe phụ nữ có thai, đặc biệt trên những thai phụ có cholesterol máu cao.

Nhiều người Việt truyền miệng ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ giúp con thông minh, song hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn.

Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ, bổ sung viên sắt/ acid folíc trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục… chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không.

So với trứng gà, trứng vịt giàu calo hơn, tỉ lệ cholesterol trong trứng vịt cũng cao gấp đôi, do đó những người có tiền sử tim mạch nên hạn chế, tuy nhiên trứng vịt giàu vitamin và khoáng chất hơn hẳn trứng gà, đặt biệt là canxi, sắt, choline, B12… rất tốt cho việc phòng chống bệnh thiếu máu, riêng choline giúp phát triển não bộ ở trẻ.

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra, với người có sức khoẻ bình thường, việc ăn 1 quả trứng gà/ngày không có vấn đề gì với sức khoẻ.

Ngay cả người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên với những người có huyết áp cao và mỡ máu cao chỉ nên ăn 2-3 lần trứng trong một tuần.

Trong 1 quả trứng, hầu hết các chất dinh dưỡng tập trung ở lòng đỏ, lòng trắng chứa nhiều cholesterol hơn lòng đỏ.

Nhập viện, treo chân vì bồi bổ quá nhiều trứng ngỗng

37 tuổi mới mang thai lần đầu, chị Mai (Tây Hồ, Hà Nội) không tiếc tiền bồi dưỡng. Uống sữa, ăn hải sản, thịt bò, cá hồi và không thể thiếu món… trứng ngỗng.

Giảm gần 7kg trong 15 ngày nhờ ăn kiêng với trứng

Có nhiều chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh chóng, trong số đó trứng là phương pháp hữu hiệu có thể giúp bạn giảm được 7kg trong 2 tuần nếu thực hiện đúng cách.

4 cách làm đẹp da mặt bằng trứng bạn nên biết

Với 4 cách làm đẹp da mặt bằng trứng gà dưới đây, chỉ với 1 tháng áp dụng, đảm bảo da mặt của bạn sẽ trắng sáng lên bất ngờ.

Ăn trứng vịt lộn như thế nào để tăng cường sinh lực?

Trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc giúp tăng sinh lực, nhưng nếu ăn nhiều và kéo dài lại có tác dụng ngược.

Trứng vịt lộn: “Khắc tinh” với người bệnh ung thư?

Nhiều người ở Bệnh viện K cho rằng khi bị ung thư ăn trứng vịt lộn, ăn nhiều đường sẽ khiến cho bệnh ung thư phát triển nhanh hơn, tế bào ung thư nhanh di căn hơn.

Minh Anh