– Với xét nghiệm dấu ấn sinh học, khi có khối u ác tính các chỉ số sẽ tăng cao bất thường, có thể gấp tới hàng nghìn lần.

Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Phòng chống Ung thư quốc tế chọn ngày 4/2 hàng năm là ngày ung thư thế giới. Đây là căn bệnh ám ảnh với toàn cầu, mỗi năm có trên 14,1 triệu người mắc mới và trên 8,2 triệu người tử vong.

Tại Việt Nam, mỗi năm có từ 135.000-180.000 trường hợp mắc mới và có tới 95.000 – 135.000 người tử vong. Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 người.

Tại nước ta, ung thư phổi chiếm tỉ lệ mắc và tử vong hàng đầu ở nam giới và đứng hàng thứ 3 ở nữ giới và không ngừng tăng. Số ca mắc mới ung thư phối ở nam năm 2000 chỉ là 6.905 ca với tỉ lệ 29,3 người/100.000 dân, đến năm 2010 số ca mắc đã là 14.652 ca và tăng tỉ lệ lên 35,1 ca/100.000 dân.

Dự báo, đến năm 2020, số ca mắc mới có thể lên tới 23.000 ca ở nam giới và hơn 34.000 ca ở cả 2 giới.

Đây là một trong những loại ung thư khó sàng lọc, phát hiện sớm. Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng. Các biểu hiện như ho, tức ngực, khó thở, ho ra máu… không phải là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Ở giai đoạn sớm, bệnh phát triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng.

GS Mai Trọng Khoa, nguyên Phó giám đốc BV Bạch Mai cho biết, có tới 70% bệnh nhân ung thư phổi ở Việt Nam phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, dẫn đến điều trị rất khó khăn, thời gian sống thêm không nhiều.

Cụ thể, khả năng sống thêm 5 năm với ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ khoảng 6%, ung thư phổi tế bào lớn khoảng 18%.

Để chẩn đoán, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp phổ biến là chụp CT nhưng vẫn có tới 20-40% bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm do dương tính giả. Phương pháp này phải được lặp lại định kỳ 1,5 năm/lần với chi phí đắt đỏ.

Hướng đi mới phát hiện sớm ung thư phổi

Hiện Việt Nam cùng với nhiều nước đang áp dụng hướng đi mới, xét nghiệm dấu dấu ấn sinh học (dùng các chất chỉ điểm) để phát hiện sớm ung thư.

Với ung thư phổi, người dân nhiều nước châu Âu làm xét nghiệm dấu ấn sinh học định kỳ 1 lần/năm.

GS Mai Trọng Khoa cho biết, 5 chất chỉ điểm phổ biến hiện tại là CEA, ProGRP, NSE, Cyfra 21-1 và SCC, được xét nghiệm dựa trên mẫu máu của bệnh nhân.

Những đối tượng có nguy cơ cao như người hút thuốc, kể cả hút thuốc thụ động, gia đình có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em) bị ung thư phổi, làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc với các chất gây ung thư… cần xét nghiệm dày hơn, tùy thuộc vào độ tuổi. Tuổi càng cao, tần suất càng dày.

Nếu cơ thể bình thường, nồng độ thấp nhưng khi có khối u ác tính sẽ tăng cao bất thường. Nếu lên tới hàng nghìn lần, chắc chắn mắc ung thư.

Phương pháp này cho độ chính xác đến 80%. 20% nghi ngờ sẽ test lại sau 1 tháng để chắc chắn. Đây là phương pháp sàng lọc ung thư phổi rẻ tiền, cho kết quả chính xác, cùng với thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp phát hiện sớm ung thư phổi.

Hiện tất cả các bệnh viện tuyến trung ương, hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh và nhiều phòng xét nghiệm lớn đều có thể làm được chỉ dấu này, tuy nhiên cộng đồng ít người biết.

Ngoài ý nghĩa giúp phát hiện sớm nhiều loại ung thư, việc dùng các chất chỉ điểm cũng giúp bác sĩ theo dõi tái phát sau điều trị, đánh giá hiệu quả điều trị một cách hiệu quả.

Bác sĩ sống tốt sau 5 năm ung thư phổi di căn khắp người

Phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn, tái phát nhiều lần, di căn cả vào xương, não nhưng gần 5 năm qua, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng vẫn làm việc bình thường.

Thực dưỡng chữa ung thư trong mắt Giám đốc bệnh viện K

Giám đốc bệnh viện K khẳng định, chế độ ăn chưa bao giờ được nghiên cứu như một phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư.

Giám đốc bệnh viện K: 35% ung thư do chế độ ăn uống

Giám đốc bệnh viện K nhấn mạnh hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là 2 nhóm nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.

Việt Nam có sâm tốt nhất thế giới, ‘khắc tinh’ của ung thư

Ít ai biết Việt Nam sở hữu loài sâm hiếm còn tốt hơn cả sâm Triều Tiên, Hàn Quốc, có tác dụng rất tốt với bệnh nhân ung thư.

Ung thư phổi dù đứng xa người hút thuốc 10m

Dù chưa bao giờ hút thuốc lá nhưng cô giáo trẻ vẫn mắc ung thư phổi. Sau 4 năm chống chọi, cuộc sống của chị đang chỉ còn đếm từng ngày.

Thúy Hạnh