Categories
Sức khoẻ

Cách bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, làm con người và vật nuôi dễ mắc bệnh, nặng có thể dẫn đến tử vong.

Nhiệt độ quá nóng gây cho cơ thể con người nhiều khó chịu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe hoặc thậm chí tử vong. Đó là do nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, mà có thể gây ra tăng khát, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu.

Kiệt sức do nhiệt xảy ra khi cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi quá nhiều mà không kịp bồi phụ nước. Cảm nhiệt thường xảy ra khi cơ thể mất khả năng tự làm mát, với những trường hợp này, người bệnh cần phải được cấp cứu ngay.

Ai dễ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng?

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao kéo dài ảnh hưởng tới hầu hết các vật thể sống. Làm thế nào để giữ cho bản thân,  gia đình và vật nuôi của bạn an toàn, và chứng bệnh nào có thể gặp trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt đang bao phủ nhiều quốc gia trên thế giới?…

Những dấu hiệu của bệnh tật liên quan đến nhiệt: Khi tiếp xúc trong một thời gian dài với nhiệt độ cao sẽ dẫn đến kiệt sức vì nóng thường đi kèm với tình trạng mất nước. Nếu không điều trị, kiệt sức vì nóng có thể tiến đến đột quỵ nhiệt, có thể gây chết người.

Trong những ngày trời nắng nóng, hãy thay đổi thói quen như  tập thể dục trong nhà sẽ an toàn hơn khi tập thể dục ngoài trời. Sắp xếp làm các công việc phải làm ngoài trời vào sáng sớm hoặc buổi chiều muộn khi nhiệt độ ngoài trời mát mẻ hơn. Cần bổ sung nước hoặc biết những dấu hiệu của mất nước do nhiệt độ cao, điều có thể xảy ra khi tập luyện hay làm việc trong thời tiết nắng nóng.

Xem trẻ em dễ gặp phải các bệnh do nắng nóng, đặc biệt là mất nước khi chơi ngoài trời bởi trẻ thường không có ý thức bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể, chỉ đến khi quá khát lại uống rất nhiều nước. Đó là nguyên nhân khiến trẻ em có nguy cơ cao bị bệnh do nắng nóng hơn so với người lớn.

Vật nuôi cũng là một cơ thể sống, nên chúng cũng có thể bị mất nước, đột quỵ nhiệt hay bị cháy nắng, và bệnh do nhiệt ở vật nuôi dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số triệu chứng có thể gặp ở vật nuôi do nắng nóng là co giật hoặc thậm chí chết.

Một số lời khuyên để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng

Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo:

– Những ngày trời nóng, nên uống nhiều nước hơn bình thường. Nắng nóng làm con người đổ mồ hôi nhiều hơn, nên uống nước trước khi cảm thất khát để tránh mất nước.

Không được uống aspirin và acetaminophen khi bị say nắng nóng vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

– Nếu phải làm việc ngoài trời hoặc tập thể dục nên uống từ 2-4 ly nước mỗi giờ, không nên bổ sung nước bằng nước ngọt hay đồ uống có cồn.

– Người trên 65 tuổi và trẻ sơ sinh, không nên ra ngoài trong thời tiết nắng nóng. Nếu người già có những triệu chứng như chuột rút, đau đầu, buồn nôn cần gọi sự giúp đỡ ngay.

– Với trẻ nhỏ thường mải chơi, nguy cơ mắc các bệnh do nhiệt cao hơn ở người lớn do trẻ thường không tự uống bổ sung nước, dấu hiệu cảnh báo một đứa trẻ mắc bệnh do nhiệt tương đối muộn hơn người lớn.

– Không nên để trẻ trong xe ô tô một mình, dù chỉ trong thời gian ngắn.

– Xử trí nghi ngờ bị các bệnh do nắng nóng, cần đưa người bệnh vào chỗ mát, nằm xuống, uống nước, làm mát da bằng cách áp những miếng vải ướt lên vùng da.

Những điều tuyệt đối không được làm khi bị say nắng, kiệt sức do nắng hay đột quỵ do nhiệt:

– Từ chối hoặc không gọi hỗ trợ y tế: đây là một quyết định sai lầm và gây hậu quả nghiêm trọng nếu bệnh nhân bị đột quỵ do nhiệt, hoặc có đấu hiệu sốc, co giật, mất ý thức.

– Uống một số loại thuốc: nhiều người khi cảm thấy không khỏe, cụ thể trong trường hợp say nắng, họ thường sử dụng thuốc aspirin hoặc acetaminophen. Hành động này sẽ làm bệnh nặng thêm bởi đây là 2 loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máy, gây ra vấn đề nghiêm  trọng tới sức khỏe bởi khi đó da của người bệnh có thể đang cháy nắng dẫn tới phồng rộp.

– Không cho bất cứ thứ gì qua đường miệng của người bệnh trong trường hợp họ đang bất tỉnh hoặc nôn mửa, vì có nguy cơ gây ngạt.

– Nhiều người thường cho rằng chà xát lên cơ thể bằng rượu, làm hạ nhiệt nhanh. Điều này rất nguy hiểm với người bệnh bởi rượu làm cơ thể hạ nhiệt quá nhanh dẫn đến biến động nhiệt mạnh trong cơ thể. Tốt nhất hạ nhiệt cơ thể người bệnh bằng nước lạnh thường.

– Bổ sung nước và chất điện giải là đúng nhưng không nên uống quá nhanh, quá nhiều, có thể gây sốc. Nên tuân thủ hướng dẫn của y bác sĩ.

Điều quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết khắc nghiệt này là mỗi người cần tăng cường hiểu biết để phòng bệnh, có cách xử trí phù hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân hay trong trường hợp có người cần trợ giúp.

Nắng nóng, chuyên gia chỉ cách kiểm tra cơ thể đủ nước trong nháy mắt

Thử nghiệm này chỉ vẻn vẹn 3 giây có thể cho biết cơ thể bạn đủ nước hay không. Nó đơn giản đến mức bạn có thể làm ở bất cứ đâu.

Cơ thể ‘kém bền’ như nào vì mất nước mùa nắng nóng?

Mặc dù mới chớm vào hè nhưng nhiều nơi đang quay quắt vì nắng nóng, khiến cơ thể dễ bị mất nước và khoáng chất do đổ nhiều mồ hôi, dẫn đến cơ thể mất đi sự bền bỉ, làm việc kém hiệu quả.

Cách xử trí sốc nhiệt vì nắng nóng

Xử trí thế nào khi bị sốc nhiệt trong ngày hè nắng nóng? Bạn chỉ cần lưu ý thay đổi một số thói quen và làm theo hướng dẫn sau đây.

Ăn những món này hết chóng mặt, đau đầu ngày nắng nóng

Dưới đây là một số thực phẩm bổ mát thanh nhiệt dưỡng âm chữa đau đầu chóng mặt đặc biệt hữu dụng trong những ngày nắng nóng.

Nắng nóng, bụi bẩn ô nhiễm, làm gì để giải độc cho gan?

Môi trường sống ô nhiễm, cùng với các thói quen gây hại cho sức khỏe như hút thuốc, lạm dụng rượu bia, ít vận động… khiến cho độc tố dễ tích tụ trong cơ thể, tàn phá sức khỏe con người.

Bí quyết ngủ ngon trong ngày hè nắng nóng

Thời tiết oi bức vào mùa hè khiến nhiều người mất ngủ, ngủ không ngon, ảnh hưởng tới công việc và chất lượng sống. Những bí quyết nhỏ dưới đây sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.

Đột quỵ vì nắng nóng

Say nắng, nóng còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.

(Theo Sức khỏe và Đời sống)


Categories
Sức khoẻ

Ngôi sao Mỹ giữ dáng tuyệt đẹp nhờ uống 27 ly nước/ngày

Không chỉ ăn kiêng và luyện tập, nữ diễn viên Madelaine Petsch thường xuyên uống từ 11-13,5 lít nước/ngày.

9 thời điểm dù khát đến mấy cũng không được uống nước
Uống nước gì buổi tối để giảm cân nhanh?

Nữ diễn viên 23 tuổi người Mỹ cho biết, uống nước nhiều là một phần cách thức giúp cô duy trì dáng người tuyệt đẹp. Lượng nước cô sử dụng hàng ngày tương đương với 27 ly.

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy sự liên quan giữa thói quen uống nước và cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, lượng nước mà nữ diễn viên Petsch dung nạp hàng ngày gấp nhiều lần lượng nước khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ.

“Nó cao hơn nhiều lượng trung bình một phụ nữ cần hàng ngày, vì vậy mọi người cần thận trọng xem xét, và nên hỏi chuyên gia sức khỏe trước khi áp dụng cho bản thân”, bác sĩ dinh dưỡng Natalie Azar cho biết.

Theo chuyên gia Azar, không có giới hạn chính xác dành cho mọi người, và nhu cầu mỗi cá nhân phụ thuộc vào mức độ hoạt động cũng như khu vực sinh sống. Tuy nhiên, nếu vận động viên marathon uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn có thể làm giảm nồng độ natri xuống mức nguy hiểm, từ đó dẫn đến co giật, ngừng tim, thậm chí tử vong.

Còn trường hợp nữ diễn viên Petsch, có thể cô an toàn vì đã áp dụng lâu ngày, hoặc thường xuyên đổ mồ hôi hay bài tiết. “Cơ thể cô ấy có lẽ đã quen dần”, Azar nói. “Lượng dung nạp tương đương với lượng đào thải, và cô ấy không gặp vấn đề gì”.

Petsch chắc chắn đổ mồ hôi nhiều, vì cô áp dụng chế độ luyện tập cường độ mạnh. “Tôi tập 1-1,5h, chạy và sau đó luyện tập cơ bắp”, nữ diễn viên chia sẻ.

7 lợi ích đáng ngạc nhiên của việc uống nước ấm buổi sáng

Các bác sĩ khuyên bạn nên uống nước ấm vào buổi sáng, nó sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, đồng thời sở hữu làn da sáng bóng, đàn hồi tốt hơn.

Sao tiếp viên không uống nước được phục vụ trên máy bay?

Tiếp viên hàng không tiết lộ, họ thường không uống nước lấy từ vòi trên máy bay – loại nước dùng để uống, pha trà hoặc cà phê phục vụ hành khách. 

Những thói quen uống nước gây hại sức khỏe

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng nước cần bổ sung mỗi ngày không phải là 2 lít nước mà phải phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người.

Uống nước dừa theo những cách này chỉ ‘rước họa vào thân’

Nước dừa là loại nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên rất được ưa thích trong mùa hè. Tuy nhiên, uống nước dừa sai cách có thể dẫn đến những nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Uống nước – thừa, thiếu đều nguy

Cơ thể thiếu nước, bạn sẽ thấy đau đầu, mệt mỏi, phản ứng chậm, mất tới 20% lượng nước dễ dẫn tới tử vong. Uống quá nhiều nước, có thể bị ngộ độc nước.

Thái An (Theo Today)


Categories
Sức khoẻ

7 lợi ích đáng ngạc nhiên của việc uống nước ấm buổi sáng

Các bác sĩ khuyên bạn nên uống nước ấm vào buổi sáng, nó sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, đồng thời sở hữu làn da sáng bóng, đàn hồi tốt hơn


5 cách làm đẹp da mặt tại nhà với nguyên liệu tự nhiên sẵn có

Làm đẹp da mặt từ tự nhiên đơn giản tại nhà

Trị mất ngủ, hãy tắm nước ấm và ăn khoai lang buổi tối

Mất ngủ thực sự có hại cho sức khỏe khi vừa làm cơ thể rệu rã, vừa làm xuống tinh thần. Tuy nhiên, có nhiều cách khắc phục chứng mất ngủ rất hiệu quả mà bạn không ngờ tới.

Bạn nên tắm nước ấm hay nước lạnh trước khi ngủ?

Nếu bạn không biết tắm nước ấm hay nước lạnh có lợi cho sức khỏe thì hãy xem qua Infographic dưới đây.

Những thói quen uống nước gây hại sức khỏe

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng nước cần bổ sung mỗi ngày không
phải là 2 lít nước mà phải phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người.

Uống nước dừa theo những cách này chỉ ‘rước họa vào thân’

Nước dừa là loại nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên rất được ưa thích trong mùa hè. Tuy nhiên, uống nước dừa sai cách có thể dẫn đến những nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Điều không ngờ ít ai biết khi uống nước chanh

Bắt đầu mỗi buổi sáng với một ly nước chanh ấm được rất nhiều về lợi ích sức khỏe nếu duy trì được thói quen này.

Uống nước – thừa, thiếu đều nguy

Cơ thể thiếu nước, bạn sẽ thấy đau đầu, mệt mỏi, phản ứng chậm, mất tới 20% lượng nước dễ dẫn tới tử vong. Uống quá nhiều nước, có thể bị ngộ độc nước.

(Theo Lifehack/VOV)