Tái sử dụng phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp
BVR&MT – Theo đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, bên cạnh nâng cao chất lượng, sản lượng lúa và giảm lượng phát thải khí nhà kính, tất cả rơm rạ tại các vùng chuyên canh lúa được thu gom khỏi đồng ruộng để chế biến, tái sử dụng.
Với quy mô canh tác lớn của vựa lúa Tây Nam Bộ, việc xử lý triệt để nguồn phụ phẩm rơm từ sản xuất lúa là một thách thức không nhỏ.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích gieo trồng khoảng 4 triệu ha lúa mỗi năm, cùng sản lượng lúa khoảng 24 triệu tấn, cũng sẽ có khoảng hơn 20 triệu tấn rơm phát sinh ngay trên những cánh đồng lúa. Đây là nguồn phụ phẩm rất lớn nhưng hiện nay vẫn chưa được tận dụng, khai thác triệt để, hiệu quả trong việc tái sử dụng vào sản xuất và đời sống.
Hiện nay, chỉ có một số ít rơm được cuộn lại dùng trong sản xuất hoa màu, trồng nấm rơm, tích trữ làm thức ăn cho trâu bò, còn hầu hết đều đốt bỏ. Việc này vừa lãng phí nguồn nguyên liệu rất lớn, vừa làm đất đai bạc màu, tăng hiệu ứng nhà kính, đi ngược lại với đề án trồng lúa phát thải thấp, bán tín chỉ các-bon đang triển khai và phát sinh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng giao thông…
Cụ thể, theo các chuyên gia của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, hiện chỉ có 30% số rơm rạ được thu gom, tái sử dụng trong sản xuất tuần hoàn, tương đương hơn 7 triệu tấn rơm mỗi năm; 70% lượng rơm rạ còn lại được đốt hoặc vùi vào đồng ruộng.
Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là nông dân không đủ nguồn lực tài chính để đầu tư số lượng lớn máy cuộn rơm sau khi máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa. Một phần cũng còn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường tiêu thụ rơm chưa thật sự cao.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn phụ phẩm nông nghiệp lớn như rơm vẫn chưa được nghiên cứu sâu, công dụng còn ít, chưa hình thành được thị trường cung-cầu và tiêu thụ rơm. Một số nơi chỉ ủ rơm làm phân hữu cơ, trồng nấm, dùng lót đệm hay phủ trong sản xuất hoa màu…
Từ đó, nông dân chưa dám mạnh dạn đầu tư máy cuộn rơm để xuống đồng như quá trình đầu tư máy gặt đập liên hợp trước đây. Vì thế, cần có chính sách hỗ trợ về tài chính như các gói tín dụng nông nghiệp ưu đãi lãi suất để nông dân, hợp tác xã nông nghiệp mạnh dạn đầu tư mua sắm máy cuộn rơm, thu gom rơm trên đồng.
Bên cạnh đó, cần có sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà khoa học, các viện, trường để nghiên cứu chuyên sâu về công dụng của phụ phẩm rơm ứng dụng rộng rãi vào việc tái sử dụng, tái sản xuất, khai thác triệt để và hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp vô cùng phong phú này. Có như vậy, chúng ta mới thật sự chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đúng với định hướng của mô hình nông nghiệp tuần hoàn, phát triển kinh tế xanh và bền vững…
Vệ sinh công nghiệp Nam Hưng tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp và chất lượng tại Việt Nam. Với phương châm “Sạch sẽ – Nhanh chóng – Tiết kiệm”, Nam Hưng cam kết mang đến không gian sống và làm việc sạch đẹp, an toàn và thân thiện với môi trường.
Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe từ khách hàng. Dịch vụ của Nam Hưng bao gồm: vệ sinh văn phòng, nhà xưởng, trường học, bệnh viện, vệ sinh kính, sàn nhà, và nhiều dịch vụ khác. Mỗi công trình đều được thực hiện cẩn thận, đảm bảo đạt chuẩn vệ sinh cao nhất.