Thêm phương pháp giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm
– Thoái hoá – thoát vị đĩa đệm gây đau đớn kéo dài, trong đó có khoảng 10% tiến triển mạn tính, gây liệt.
BS Ngô Vĩnh Hoài, khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết, trong cộng đồng có khoảng 12-35% người trưởng thành bị đau vùng thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do thoái hóa và thoát vị các đĩa đệm cột sống chèn ép vào rễ thần kinh gây nên, nhiều người còn đau lan xuống chân.
Mới nhất, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Lê Văn P. (66 tuổi, Hà Nội) đến khám trong tình trạng đau nhiều vùng cột sống thắt lưng và lan xuống chân phải. Ông P. phải nằm bẹp một chỗ, không đi lại được.
Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, bệnh nhân bị xẹp thân đốt sống L4 kèm trượt thân đốt sống L4 ra trước so với L5, thoát vị đĩa đệm L4/5, chèn ép vào rễ thần kinh L5 bên phải gây đau lan xuống chân phải. Ngoài ra bệnh nhân còn có tiền sử bệnh mạn tính tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận.
Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định không phẫu thuật cố định xương, nắn chỉnh chỗ trượt cho bệnh nhân, vì đây là cuộc mổ lớn, bệnh tiểu đường dễ gây nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến tính mạng.
Theo đó, bệnh nhân được bơm xi măng để hàn đốt sống gẫy. Sau vài ngày, đốt sống L4 đã xẹp bớt, bệnh nhân đỡ đau thắt lưng nhưng vẫn đau lan xuống chân nhiều, được chỉ định tiêm phong bế rễ thần kinh.
BS Hoài trực tiếp tiêm cho bệnh nhân, ngay chiều cùng ngày, bệnh nhân đỡ đau, có thể vận động nhẹ nhàng và được ra viện.
Theo BS Hoài, phương pháp phong bế rễ thần kinh chọn lọc được thực hiện bằng cách sử dụng một kim kích thước nhỏ để tiếp cận rễ thần kinh bị tổn thương, dưới sự hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, cắt lớp vi tính, máy Xquang tăng sáng hoặc máy chụp mạch số hóa xóa nền với độ chính xác cao nhất.
Sau khi đảm bảo kim vào đúng vị trí cạnh rễ thần kinh, hỗn hợp thuốc bao gồm thuốc gây tê giảm đau và thuốc chống viêm sẽ được tiêm vào cạnh rễ thần kinh.
Trong các trường hợp đau do thoái hóa – thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, thường tác dụng giảm đau sẽ xuất hiện ngay sau khi tiêm nếu tiêm đúng vị trí.
Trong một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã cho thấy khoảng thời gian tác dụng trung bình của mỗi lần tiêm có thể kéo dài khoảng từ 3 – 6 tháng.
Với bệnh nhân thoái hoá – thoát vị đĩa đệm, hiện nay phương pháp điều trị đầu tiên thường ưu tiên vật lý trị liệu. Kế đó áp dụng các phương pháp phẫu thuật, dùng laser…
Thoát vị đĩa đệm: Hệ quả của các thói quen sai
Thoát vị đĩa đệm cột sống thường là hậu quả của thoái hóa đĩa đệm. Cùng với sự tăng dần của tuổi tác, đĩa đệm sẽ ngày càng bị khô…
2 cách đơn giản phòng thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến có thể gây tàn phế nếu không được điều trị. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp đơn giản ai cũng nên biết.
Trị thoát vị đĩa đệm nhẹ, cách nào tốt nhất?
Hiện có nhiều phương pháp can thiệp tối thiểu để điều trị thoát vị đĩa đệm, trong đó theo PGS-TS Trần Công Duyệt, phương pháp chữa trị bằng laser có kết quả tốt nhất cho trường hợp đĩa đệm bị thoát vị ở mức độ trung bình.
Thoát liệt nhờ vén phổi thay đốt sống
Người đàn ông 41 tuổi bất ngờ bị liệt do khối u chèn ép, ăn mòn cả đốt sống. Các bác sĩ quyết định vén phổi, vén động mạch để cứu bệnh nhân.
Cách ngăn chặn thoái hóa đốt sống cổ
Cuộc sống hiện đại với áp lực công việc và tốc độ di chuyển đã khiến cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ và cột sống tăng nhanh hơn trước đây.
Thúy Hạnh
Comments are closed.