Vì sao nhồi cả đống rau, con vẫn táo bón?
– Bổ sung rau xanh vào bữa ăn cho trẻ chỉ có tác dụng trị táo bón 1 phần. Có trường hợp ăn quá nhiều rau dẫn đến suy dinh dưỡng.
95% táo bón có thể điều chỉnh
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, táo bón rất phổ biến ở trẻ em. Khoảng 1/3 trẻ từ 4-7 tuổi bị táo bón, trong đó táo bón mạn tính thường gặp ở trẻ từ 2-4 tuổi, cá biệt có trẻ 10 tuổi vẫn bị.
Trong đó chỉ có 5% táo bón bệnh lý, do các bệnh trong cơ thể như u cục ở ruột, não. 95% còn lại là táo bón chức năng, chủ yếu do ăn uống, lối sống và có thể điều chỉnh nhờ chế độ ăn, thuốc hỗ trợ, sinh hoạt.
PGS Dũng cũng nhấn mạnh, trẻ được coi là bị táo bón khi đại tiện dưới 2 lần/tuần và phân phải rắn.
Với những trẻ đang bú mẹ, nguyên nhân táo bón có thể do ăn quá nhiều sữa bò, hoặc pha sữa quá đặc, ăn ít chất xơ.
Khi đi học mẫu giáo, nguyên nhân do ăn uống ít đi, đặc biệt có nguyên nhân trẻ sợ đi ngoài do bẩn, do tâm lý, do giáo viên. Ở độ tuổi tiểu học, nhiều trẻ nhịn đi ngoài vì nhà vệ sinh bẩn khiến phản xạ ngày một kém đi, vô hình trung về nhà khiến trẻ quên đi, trì hoãn từ ngày này sang ngày khác.
PGS Dũng cho biết, hầu hết trẻ đến BV khám táo bón khi đã mắc 3-6 tháng. Nếu để lâu, táo bón có thể gây nhiều biến chứng. Đầu tiên là ị đùn, khi trẻ cố nhịn dẫn đến mất kiểm soát, tạo tâm lý nặng nề, xấu hổ. Các biến chứng sau đó có thể là chán ăn, khó chịu, thay đổi tính tình…
Biến chứng nặng của táo bón ở trẻ em là rách hậu môn, chảy máu, trĩ, sa trực tràng. Khi đau, trẻ càng cố nhịn dẫn đến tình trạng trầm trọng thêm. Với những trường hợp này, sau khi đi vệ sinh nên dùng nước, thay vì dùng giấy.
Cần kiên trì từ 2 tháng – 1 năm
Theo PGS Dũng, thực tế có nhiều phụ huynh lo lắng thái quá nên dù con vẫn đi hàng ngày nhưng phân rắn nên tự điều trị táo bón, cho con ăn rất nhiều rau dẫn đến suy dinh dưỡng phải vào viện. Nhiều trường hợp khác ăn rất nhiều rau nhưng vẫn táo.
Do đó, trong điều trị táo bón, bổ sung chất xơ chỉ có tác dụng 1 phần. Điều quan trọng cha mẹ phải tạo phản xạ cho não để đi ngoài, luyện vào giờ nhất định.
“Tốt nhất nên luyện đi ngoài vào buổi sáng vì sau 1 đêm ngủ, ruột được nghỉ ngơi, khi sáng vận động sẽ kích thích nhu động ruột tăng lên, trẻ dễ có phản xạ đi ngoài. Những gia đình có quá ít thời gian buổi sáng có thể chuyển sang tối.”, PGS Dũng chia sẻ.
Trong đó lưu ý, không được tạo áp lực cho trẻ, thay vào đó khuyến khích bé đi đúng giờ, kết hợp ăn uống cân đối, tăng cường vận động, uống nhiều nước. Vừa ngồi vừa xoa bụng để kích thích đại tràng. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ để làm mềm phân.
PGS Dũng cho biết, để chữa dứt điểm táo bón, cha mẹ cần kiên trì từ 2-3 tháng, có trẻ mất 6 tháng đén 1 năm. Sai lầm nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải là khi thấy con đỡ không điều trị tiếp khiến trẻ bị rất lâu.
BS cũng lưu ý, với những trường hợp 5-7 ngày không đại tiện, cha mẹ không nên tự ý mua các dụng cụ thụt tháo tại các hiệu thuốc, vì không có tác dụng.
Thay vào đó, cần đưa trẻ đến BV để thực hiện với các dụng cụ chuyên biệt và chỉ làm duy nhất 1 lần trong trường hợp bất đắc dĩ.
Chữa trị bệnh táo bón hiệu quả từ các loại thực phẩm xung quanh.
Không cần phải mất quá nhiều tiền mua các loại thuốc đắt tiền, một số loại thực phẩm đơn giản cũng có thể giúp chấm dứt hoàn toàn căn bệnh táo bón.
Những thói quen xấu nào dễ gây táo bón ở trẻ em?
Với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, non nớt, trẻ rất dễ mắc phải bệnh táo bón. Vậy những thói quen nào là nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón ở trẻ?
Bài thuốc trị táo bón mạn tính
Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở.
Những cách trị táo bón ‘sai bét’ nhiều người tưởng đúng
Táo bón là vấn đề về tiêu hóa rất thường gặp, gây khó chịu và đau đớn cho người mắc bệnh. Táo bón nếu để lâu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới bị trĩ, nguy hiểm hơn là ung thư ruột.
Thúy Hạnh
Comments are closed.