Vì sao U23 Việt Nam ít bị ‘chuột rút’ tại giải đấu vừa qua
Trả lời trực tuyến mới đây, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đồng thời là người tư vấn về dinh dưỡng cho câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai và Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã giải thích vấn đề này.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Năm nay, chúng ta thấy các cầu thủ ít có chuyện chuột rút, vấn đề chế độ ăn đủ canxi, đủ magie rất quan trọng.”
“Chính tôi là người viết tư vấn cho câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai và Liên đoàn bóng đá Việt Nam để đảm bảo ít nhất 1000mg canxi/ngày thì khi hoạt động như vậy cơ bắp sẽ ít bị chuột rút. PGS.TS Lâm cho hay.
Để cầu thủ có thể phục hồi sức khỏe sau những trận đấu dài ngày, PGS.TS Lâm cho rằng, cần một chế độ ăn lành mạnh và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng ở thời gian nghỉ ngơi. Cầu thủ cần bổ sung nhiều đạm để hồi phục cơ bắp, đủ năng lượng duy trì sức khỏe và các vitamin, khoáng chất trong đó canxi, magie, sắt, kẽm theo nhu cầu khuyến nghị.
Cùng với đó, bổ sung đủ magie, canxi sẽ giúp nhịp tim cầu thủ được hồi phục tốt khi gắng sức. Cầu thủ có các vấn đề về thiếu máu, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng không chạy được những đường bóng dài, tốc độ cao nền cần chú ý bổ sung đủ sắt.
Trở lại với những trận đấu “cân não” và “đau tim” vừa qua của Đội tuyển U23 Việt Nam tại Vòng chung kết U23 AFC Cup, có nhiều lo sợ rằng, sự căng thẳng, áp lực thi đấu có gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim cho cầu thủ.
Trả lời vấn đề này, TS.BS Phan Đình Phong – Trưởng phòng Q3A – Viện Tim mạch Việt Nam, Tổng thư ký Hội nhịp tim Việt Nam cho biết: “Cầu thủ là con người phi thường về sức khỏe, tập luyện bền bỉ nhiều năm, về cơ bản họ phải thích ứng với điều kiện như vậy.
Các VĐV có thể tăng nhịp tim hơn nhiều người bình thường vì họ là người chuyên nghiệp. Nhìn chung, trước khi vào trận đấu họ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng cho nên không có rối loạn nào ghi nhận.”
Trả lời về lo ngại sức khỏe của cổ động viên sau khi có những cảm xúc tột độ tại các trận đấu mà U23 Việt Nam ra sân, cũng theo TS.Bs Phong, các xúc cảm của cuộc sống là lẽ tự nhiên, có buồn, hi vọng thất vọng nhưng các trận đấu đỉnh cao những thay đổi quá mức có thể thành stress với 1 cá thể nào đó. Nhưng phần lớn cảm xúc trong thể thao là stress tích cực, có thể là niềm vui, hi vọng, gắn kết con người với nhau.
Mặt khác, chính những cuộc liên hoan bia rượu mới làm gia tăng biến cố tim mạch, chứ không phải là cảm xúc trong trận đấu.
HLV Park Hang Seo tiết lộ thực đơn nâng thể lực U23 Việt Nam
HLV người Hàn Quốc tiết lộ, đã bổ sung salad cá hồi và bò bít tết vào thực đơn của các cầu thủ U23 Việt Nam.
Tuyển thủ U23 Việt Nam ăn thế nào để chạy siêu dẻo dai?
Để sản sinh năng lượng nhanh, các tuyển thủ U23 Việt Nam ăn nhiều tinh bột nhưng để có năng lượng dự trữ, cần ăn cả mỡ.
Vì sao HLV Park cấm U23 Việt Nam vừa ăn vừa dùng điện thoại?
HLV trưởng 58 tuổi người Hàn Quốc ban hành 6 lệnh cấm với các tuyển thủ U23 Việt Nam, trong đó cấm vừa ăn vừa dùng điện thoại.
Rèn thể lực như U23 Việt Nam: Bí ẩn dây cao su và quả tạ đặc
Rèn sức bền với dây cao su, nâng tạ đặc, ăn khoảng 4.000 kcal, uống 1.000ml sữa mỗi ngày, tuyển U23 giành thắng lợi rực rỡ trong trận bán kết.
Chuyên gia mách cách hò hét cổ vũ U23 VN không khản giọng
Sau khi cổ vũ, hò hét ăn mừng chiến thắng của U23 Việt Nam, rất nhiều người khó tránh khỏi tình trạng bị đau họng, mất tiếng.
Theo báo Tổ quốc
Comments are closed.